HAG: Lần này sẽ khác?

22/08/2018 13:17
22-08-2018 13:17:45+07:00

HAG: Lần này sẽ khác?

Sự kiện nào nổi bật nhất trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây? Câu trả lời chắc hẳn là Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp lớn được ví von như cuộc hôn nhân “môn đăng hộ đối”. Nói là như vậy nhưng ai cũng hiểu rằng, cuộc “kết đôi” này là thực ra là Tập đoàn Thaco đang đồng ý trở thành chiếc phao cứu sinh để cứu con tàu đang chênh vênh Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG).

Một chi tiết khá thú vị: căn phòng diễn ra buổi lễ ký kết hôm đó cũng là căn phòng mà hơn 5 năm trước, HAG (đúng hơn là cổ đông HAG) đã đưa ra quyết định – một quyết định thay đổi số phận Tập đoàn này sau đó.

Chiều ngày 13/04/2013, ĐHĐCĐ thường niên 2013 của HAG chính thức diễn ra tại hội trường chính Dinh Độc Lập. Ngay khi bắt đầu, ông Nguyễn Văn Sự - khi đó là TGĐ kiêm Thành viên HĐQT cho biết, lãi trước thuế năm 2012 của HAG là mức thấp nhất trong giai đoạn 2007 – 2012, nguyên nhân là do thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng.

Cũng từ đó, HĐQT HAG đã đi đến quyết định (và đã được cổ đông thông qua) đó là chính thức cắt giảm tỷ trọng doanh thu bất động sản từ 64% (2012) xuống còn 14%. Giảm tỷ trọng bất động sản, HAG sẽ tập trung khai thác mủ cao su vào khoảng 7,000 ha và trồng mới 7,000 ha. Định hướng chuyển mình vào nông nghiệp của HAG được nhìn rõ hơn với kế hoạch trồng thêm 4,470 ha cây mía, đầu tư nhà máy sản xuất vi sinh công suất 50,000 tấn/năm.

Kế hoạch chuyển hướng làm nông nghiệp của HAG không chỉ có cao su, mía đường, cọ dầu, bắp… mà còn cả nuôi bò từ năm 2014. Nhìn vào kết quả kinh doanh của HAG năm 2013 và 2014 thì có thể thấy việc chuyển đổi của HAG sang nông nghiệp là đúng hướng, song đi kèm đó là một “quả bom” nợ với ngòi nổ đang cháy đến gần phần gốc.

Nỗi lo sợ dần hiện hữu khi quý 4/2014, Tập đoàn HAG báo lãi chỉ 55 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 6 năm mà nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay khi đó tăng đột biến. Nhưng nếu chi phí lãi vay của HAG khiến cổ đông lo 1 thì con số nợ gốc phải trả lại khiến họ lo 10. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ vay của HAG ở mức hơn 18,000 tỷ đồng, tăng gần 4,000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn 6,839 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi; nợ dài hạn chỉ tăng nhẹ quanh mức 11,337 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2015, con số nợ của HAG lên đến hơn 27,000 tỷ đồng, trong đó hơn 8,200 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Cũng tại BCTC kiếm toán hợp nhất 2015 của HAG, kiểm toán viên cho biết HAG đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay trái phiếu, điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn. Đây có thể là tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cho chuỗi ngày khó khăn kéo dài sau đó của HAG.

Các khoản vay đến hạn thanh toán đã đặt HAG vào tình thế hết sức cấp bách buộc HAG khi đó phải thực hiện thương thảo các chủ nợ để gia hạn thời gian. Đỉnh điểm là cả 10 chủ nợ (ngân hàng đang cho vay) đối với HAG đã trình phương án giải cứu lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào năm 2016.

Vay nợ của HAG từ năm 2013 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Về phía HAG, đơn vị này cũng chờ đợi kết quả từ việc tái cơ cấu nợ đó mới có thể lên được kế hoạch kinh doanh. Để rơi vào tình thế khó khăn về thanh khoản của HAG là do giá các sản phẩm như cao su, cọ dầu giảm mạnh trong bối cảnh giá các hàng hóa cơ bản đều giảm. Nói nôm na là HAG đã đầu tư vào cao su, cọ dầu lúc mà giá cả đang ở đỉnh và khi giá giảm thì điều tệ nhất đã xảy ra.

Năm 2016, HAG ghi nhận khoản lỗ hơn 1,136 tỷ đồng, mức lỗ lớn nhất từ khi thành lập, trong hoàn cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về dòng tiền. Năm 2017, HAG dù có lãi nhẹ trở lại nhưng chung quy lại, hoạt động kinh doanh của HAG vẫn ở mức cầm chừng.

Đứng trước khó khăn đó, bản thân HAG cũng đã có hàng loạt động thái để cứu vãn tình thế, ngay cả buộc phải bán đi một trong những mảng kinh doanh hiệu quả nhất lúc bấy giờ là mía đường cho Tập đoàn Thành Thành Công, chuyển nhượng nhiều dự án thủy điện, bất động sản… Về phía các chủ nợ, quyết định gia hạn thời gian thanh toán cũng phần nào giúp HAG dễ thở hơn và có thêm thời gian chuẩn bị tiền để… trả nợ.

Hoạt động kinh doanh HAG trong 2 năm trở lại đây cũng có nhiều thay đổi, nhóm cây trồng được cơ cấu sang sản phẩm ngắn ngày hơn như ớt, chanh dây, chuối…

Tuy nhiên, tất cả các câu chuyện trên cũng chưa thể giúp HAG dập tắt được “quả bom” nợ. Đến cuối năm 2017 thì ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch HĐQT HAG cũng buộc phải đi ngược với lời tuyên bố của mình mà bán ra 23 triệu cp HAG để hỗ trợ HAG tái cơ cấu các khoản vay. Quyết định của bầu Đức đủ cho thấy áp lực mà HAG phải đối mặt là lớn như thế nào.

Trong bối cảnh nguy khốn đó, HAG đã có một bước đi táo bạo hơn nếu không muốn nói là gây bất ngờ, bước đi được đánh giá có thể giúp HAG thoát ra được hố đen.

Đó là sự kiện ký kết hợp tác chiến lược giữa HAG và Ô tô Trường Hải tối ngày 08/08/2018 tại Dinh Độc Lập. Ai cũng hiểu rằng việc hợp tác này có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thaco là một doanh nghiệp lớn và quan trọng là có tiền tươi – cái mà HAG đang thực sự cần để tháo ngòi của quả bom nợ cả tỷ đô la.

Còn quá sớm để khẳng định cuộc kết đôi giữa HAG và Thaco sẽ gặt hái được quả ngọt nhưng cổ đông HAG có quyền được hy vọng và tin rằng bước đi lần này của HAG sẽ khác, giống như niềm tin mà ông Đức đã chia sẻ trên báo gần đầy: “Chỉ cần 3 năm sau tôi chứng minh cho thấy, chỉ 3 năm thôi, sự hợp tác này sẽ đứng đầu bảng và vô đối, không ai học làm theo được nữa mà muốn học cũng không được”.

Cổ phiếu HAG vẫn đang trên đà hồi sinh, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 30% trong vòng 3 tháng qua được cho là nhờ thông tin liên quan cuộc giải cứu Thaco dành cho HAG. Việc tăng nữa hay không luôn là câu hỏi khó trả lời nhưng nhà đầu tư có quyền kỳ vọng: Lần này sẽ khác!

Biến động cổ phiếu HAG trong 5 năm qua

Thiên Mục

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phạt tiền CEG do công bố thông tin không đúng thời hạn

Ngày 15/04, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối...

Hồ thủy điện giảm nước, SBA rơi 48% lợi nhuận quý 1

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) chứng kiến một kỳ kinh doanh sụt giảm ở nhiều chỉ tiêu so với cùng kỳ.

Cảng Đồng Nai vừa tự phá kỷ lục lãi ròng quý

Quý 1/2024, CTCP Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) đạt lãi ròng 85 tỷ đồng, đánh dấu mức lãi ròng theo quý cao nhất lịch sử Công ty tính từ thời điểm chào sàn chứng khoán...

Imexpharm muốn tăng lợi nhuận sau năm lãi kỷ lục

Năm 2023, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt lãi ròng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy vậy, Doanh nghiệp chưa có dấu hiệu muốn dừng lại khi tiếp tục đặt...

Gas Petrolimex trước bài toán giữ vững thị phần, tăng năng lực cạnh tranh

Ông Nguyễn Quang Định - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) khẳng định quan điểm của PGC là phải song song tiến hành cả hai giải pháp vừa...

ĐHĐCĐ DNSE: Chứng khoán phái sinh là trọng tâm phát triển trong năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán DNSE đã diễn ra ngày 16/04/2024 tại Hà Nội, thống nhất các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh quan trọng trước thềm niêm...

SHS đặt kế hoạch lãi gấp rưỡi năm 2024

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 đạt 1,035.3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước. Tổng doanh thu và thu nhập khác...

Bản chất các khoản phải thu khác khiến TVB phải lập dự phòng 70% là gì?

CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) công bố báo cáo kiểm toán 2023 với lãi ròng 63 tỷ đồng - 1 năm khấm khá so với số lỗ hơn 317 tỷ đồng vào năm trước. Tuy nhiên...

Lần đầu thua lỗ trong 17 năm, VNE bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2023, VNE lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng, năm 2022 lãi gần 15 tỷ đồng, đây cũng là năm đầu tiên VNE thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE năm...

Dự báo cạnh tranh khốc liệt, Vinasun đặt mục tiêu lợi nhuận bằng nửa năm trước

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi, đặc biệt là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98