Hàng dệt may Việt sắp vượt Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc

27/08/2018 15:17
27-08-2018 15:17:41+07:00

Hàng dệt may Việt sắp vượt Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc

Sau 3 năm, khoảng cách thị phần hàng dệt may tại thị trường Hàn Quốc giữa Trung Quốc và Việt Nam được rút ngắn rất nhanh...

Dự báo từ nay đến cuối năm, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 20%.

Trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc, tăng 24,88% so với cùng kỳ năm 2017.

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hàn Quốc đạt trên 10,2 tỷ USD, tăng 32,13% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính sản phẩm điện tử là ba nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này.

Đặc biệt, mặt hàng dệt may đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Hàn Quốc trong những tháng đầu năm 2018.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 24,88% so với cùng kỳ năm 2017. Còn tính riêng trong tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 270,7 triệu USD, tăng 24,18% so với tháng 6/2018 và tăng 24,06% so với tháng 7/2017.

Hiện Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc với thị phần chiếm lần lượt là 34,46% và 32,67%.

Nếu so sánh với thời điểm 3 năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã có sự bứt tốc rất nhanh, với khoảng cách thị phần giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mức 40,18% và 29,52% về mức gần như ngang bằng ở thời điểm hiện tại.

Mặt khác, cũng theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam và tiến sát với thị trường Nhật Bản, đạt kim ngạch lên tới gần 2,7 tỷ USD trong năm 2017.

Lý giải việc kim ngạch mặt hàng dệt may xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh, Bộ Công Thương cho rằng, chủ yếu do sức cạnh tranh cao của hàng may mặc Việt Nam và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Hàn Quốc tăng.

Bên cạnh đó, cũng thể không thể bỏ qua những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, với 24 dòng sản phẩm trong nhóm mặt hàng này được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.

Dự báo từ nay cho đến cuối năm, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 20% so với mức thực hiện của cùng kỳ năm 2017, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2017.

Trong khi đó, theo thống kê từ Hàn Quốc, nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất đạt 21,22% so với cùng kỳ năm 2017.

Hiện Việt Nam được đánh giá là nhà cung cấp hàng may mặc có lợi thế lớn nhất vào Hàn Quốc và có nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường này.

Duyên Duyên

vneconomy

 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ...

Vị trí đặt nhà ga của đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải có lợi thế kết nối với các đầu mối giao thông lớn

Chiều 14/10, tại trụ sở Bộ KH&ĐT đã diễn ra phiên họp của Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục...

Bắt tạm giam Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM để điều tra về...

Doanh nghiệp xoay xở ra sao khi giá điện tăng?

Doanh nghiệp sản xuất cho biết việc giá điện tăng 4,8% buộc họ tìm cách tiếp tục tiết giảm và đầu tư thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà để tự chủ năng lượng.

Sửa đổi Luật Điện lực: Tạo hành lang pháp lý phát triển các nguồn năng lượng

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tập trung vào một số nội dung lớn, như: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng; Phát triển điện...

Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2...

Khách quốc tế tới Việt Nam sắp vượt đỉnh

Khách quốc tế tới Việt Nam năm 2024 có thể vượt đỉnh lịch sử trước COVID-19 với khoảng 19 triệu lượt khách.

Luật Dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số

Chiều ngày 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Tại phiên họp, việc ban hành Luật Dữ liệu được đánh giá góp phần phục vụ công cuộc...

Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ một phần bài toán 'có tiền mà không tiêu được'

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, luật mới đã tháo gỡ được một phần "nút thắt" vốn nhức nhối bao lâu nay, đó là vốn chờ dự án, có tiền mà không giải ngân được.

Lãnh đạo Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc mong muốn tham gia xây dựng hạ tầng đường sắt Việt Nam

Sáng 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chen Yun, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98