Nhà đầu tư Trung Quốc “ngoảnh mặt” với chứng khoán Hồng Kông giữa lúc thị trường bị bán tháo

09/08/2018 11:36
09-08-2018 11:36:57+07:00

Nhà đầu tư Trung Quốc “ngoảnh mặt” với chứng khoán Hồng Kông giữa lúc thị trường bị bán tháo

Nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông một lần nữa.

Sau khi trở thành những người mua ròng cổ phiếu trong tháng 7/2018, thì nay các chuyên viên giao dịch (trader) ở Trung Quốc đại lục lại bắt đầu bán ra cổ phiếu Hồng Kông trong tháng này, qua đó trở lại xu hướng của giai đoạn 4-6/2018 – thời điểm mà họ bán ra 24 tỷ HKD (tương ứng 3 tỷ USD) cổ phiếu trong 3 tháng liên tiếp. Sự đảo chiều trên diễn ra trong bối cảnh, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông liên tục giảm trong tuần trước. Và mặc dù chỉ số Hang Seng tăng lên 2.5% trong ngày thứ Hai (06/08) nhưng nhà đầu tư vẫn kiên định với lập trường bán ra.

“Dòng vốn từ Trung Quốc vào Hồng Kông khá tích cực kể từ năm 2015, nhưng thủy triều bắt đầu chuyển hướng trong tháng 4/2018”, Tang Jianzhuo, Chuyên gia quản lý danh mục tại E Fund Management Co. ở Thâm Quyến, cho hay.”Một phần lượng vốn từ Trung Quốc đại lục đã bị buộc phải rút ra vì những áp lực từ chiến dịch giảm bớt đòn bẩy ở Trung Quốc, trong khi một số nhà đầu tư khác chọn bán ra vì nỗi lo về thương mại và kỳ vọng thấp hơn về nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới”.

Các phiên bán ròng trong tuần trước đã lên tới khoảng 7.5 tỷ HKD, tuần bán ròng mạnh thứ 3 trong lịch sử, theo ước tính của Bloomberg dựa trên dữ liệu giao dịch hàng ngày. Chưa hết, thêm 4.5 tỷ HKD cổ phiếu Hồng Kông bị bán ra trong tuần này. Tình trạng này hoàn toàn khác xa với tháng 1/2018, thời điểm chỉ số Hang Seng vọt lên mức cao kỷ lục và nhà đầu tư đổ xô rót vốn vào Hồng Kông thông qua kênh liên kết chứng khoán với Thượng Hải và Thâm Quyến.

Trong năm nay, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục đã chi ra khoảng 86 tỷ HKD để mua chứng khoán Hồng Kông, tức trung bình 601 triệu HKD mua ròng mỗi ngày. Con số này thấp hơn khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2017.

Sự suy yếu của dòng vốn vào thị trường chứng khoán Hồng Kông càng gia tăng áp lực giảm đối với chỉ số Hang Seng trong năm nay, Tang cho biết. Chứng khoán ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đã lao dốc liên miên trong năm 2018 vì mối quan hệ thương mại ngày một tồi tệ với Mỹ, đồng Nhân dân tệ yếu hơn và dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc vì chiến dịch giảm bớt đòn bẩy của Chính phủ.

“Chúng tôi nghĩ dòng vốn tháo chạy ra khỏi Hồng Kông cũng có liên quan tới hoạt động chốt lời của nhà đầu tư Trung Quốc”, Tang cho hay. “Sau 2 năm chứng kiến thành quả lạc quan ở Hồng Kông, nhiều quỹ ở Trung Quốc đã thu về lợi nhuận khủng”.

Top bán ròng

Trong số 50 công ty thuộc chỉ số Hang Seng, những nhà đầu tư Trung Quốc đại lục đã giảm bớt tỷ trọng tại 15 công ty trong năm nay. Tencent Holdings, Ping An Insurance Group và AAC Technologies Holdings nằm trong số những cổ phiếu chứng kiến dòng vốn tháo chạy lớn nhất, theo các ước tính của Bloomberg dựa trên dữ liệu cổ đông từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKSE).

“Các cổ phiếu vốn hóa lớn với thanh khoản tốt có thể chịu gánh nặng bán tháo nếu nhà đầu tư muốn tháo chạy”, Cheng Lv, Chuyên gia phân tích tại Huatai Securities Co. ở Thượng Hải, cho hay. Các cổ phiếu có tỷ trọng cao như nhóm ngân hàng và công nghệ có thể bị tác động nặng nề khi nhà đầu tư Trung Quốc chốt lời, bà cho hay.

Trong khi tỷ trọng của nhà đầu tư Trung Quốc tại các công ty thành viên của Hang Seng đang ở gần mức đáy 7 tháng, nhưng tỷ trọng của họ tại các thành viên thuộc Hang Seng Composite Small Cap Index vẫn ở gần mức cao nhất trong ít nhất là 1 năm, dữ liệu Bloomberg cho thấy.  China Education Group và Gemdale Properties & Investment Corp. nằm trong số những cổ phiếu chứng kiến dòng vốn vào nhiều nhất trong năm nay.

Wang Menghai, Chuyên gia quản lý tiền tại Fullgoal Fund Management Co. ở Thượng Hải, cho hay, các nhà đầu tư Trung Quốc đang theo dõi theo hai khía cạnh để quyết định có tiếp tục bán ra hay không: Các chỉ báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Wang đang quản lý 7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1 tỷ USD) tài sản và đầu tư thông qua các kênh liên kết giao dịch.

“Nếu tình hình thương mại hoặc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trở nên tốt hơn dự báo, các quỹ sẽ trở lại Hồng Kông”, Wang chia sẻ. “Nếu căng thẳng thương mại leo thang, hoặc có dấu hiệu xấu về nền kinh tế Trung Quốc thì nhà đầu tư có thể không có nhiều động lực để mua cổ phiếu Hồng Kông trong ngắn hạn”.

Wang cho biết ông đang né tránh các lĩnh vực có liên quan tới cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung, và phân bổ vốn cho các công ty có dòng tiền mặt tự do dư dả, vì họ có khả năng chống chịu trong những thời điểm biến động mạnh. Ngoài ra, ông cũng ưa chuộng các công ty có tỷ lệ nợ thấp, khi Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp giảm bớt đòn bẩy ở nước mình.

Đồng Nhân dân tệ yếu hơn cũng đang khiến nhà đầu tư lo ngại. Lv của Huatai cho hay, các công ty niêm yết ở Hồng Kông nhưng lại tạo phần lớn lợi nhuận ở Trung Quốc có thể bị tác động khi chuyển sang Đô la Hồng Kông – một đồng tiền được neo theo đồng USD.

Đồng Nhân dân tệ đang giảm mạnh nhất trong các đồng tiền châu Á trong 3 tháng vừa qua, giảm khoảng 7% so với đồng USD. Chính phủ Trung Quốc đang can thiệp vào thị trường để kìm hãm đà lao dốc. Trong ngày thứ Hai (06/08), Trung Quốc thúc giục các ngân hàng lớn ngăn chặn “hành vi bầy đàn” và động thái chạy theo đà (momentum-chasing moves).

“Chúng ta có thể không thấy sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn từ Trung Quốc trong ngắn hạn”, Lv cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...

Dow Jones giảm gần 400 điểm, giá dầu tăng hơn 2%

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trong ngày 12/04 khi các ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu công bố kết quả lợi nhuận, trong khi lạm phát và các lo ngại địa chính trị đè nặng...

Vì sao giá cổ phiếu 5 công ty Nhật Bản được Warren Buffett đầu tư tăng vọt?

Các công ty thương mại Nhật Bản - con cưng của thị trường chứng khoán kể từ khi tỷ phú Berkshire Hathaway tiết lộ mua cổ phần của họ vào năm 2020 – đang đặt lại mục...

S&P 500 khởi sắc và Nasdaq Composite khép phiên ở mức cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 khởi sắc và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (11/04), khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi từ đợt sụt giảm trước đó...

Dow Jones mất hơn 400 điểm sau báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Tư (10/04), sau khi dữ liệu lạm phát tháng 3 nóng hơn dự báo, có khả năng đẩy lùi việc hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ...

Dow Jones gần như đi ngang chờ báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ

Chỉ số Dow Jones gần như đi ngang vào ngày thứ Ba (09/04), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98