SSI Research: Dòng vốn có lại chảy về Mỹ?

18/08/2018 14:45
18-08-2018 14:45:00+07:00

SSI Research: Dòng vốn có lại chảy về Mỹ?

Khi cơ hội ở một thị trường lớn, quen thuộc và ít rủi ro là Mỹ đang nổi lên song song với chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, cơ may gọi vốn cho các thị trường mới nổi sẽ ngày càng trở nên eo hẹp, SSI Research nhận định.

Lịch sử có lặp lại?

Dòng vốn trên toàn cầu liên tục dịch chuyển để tìm kiếm cơ hội sinh lời. Dòng tiền sẽ tập trung vào các tài sản được đánh giá có lợi suất cao nhất trên một đơn vị rủi ro. Theo SSI Research, trong con mắt của giới đầu tư thì thị trường EM luôn có rủi ro cao hơn thị trường DM và lịch sử đã cho thấy một số lần dòng vốn rời khỏi EM để chuyển về DM khi rủi ro gia tăng.

Lần đầu tiên là trước và trong năm 2015 khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất. Fed nâng lãi suất đe dọa tăng chi phí vốn và làm đồng USD lên giá, 2 yếu tố khiến tài sản của EM trở nên rủi ro hơn.

Lần thứ 2 là sau khi Donald Trump thắng cử. Với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trump, giới đầu tư kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ sẽ cao, vì vậy tài sản của Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn. Giới đầu tư cũng dự báo đồng USD sẽ lên giá bởi Trump là người ủng hộ thắt chặt tiền tệ.

Nguồn: EPFR Global,SSI tính toán

Dấu hiệu của lần thứ 3 đang hiện rõ, bắt đầu từ tháng 4/2018 khi khả năng Fed nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến khiến đồng USD tăng mạnh. Tiếp theo, từ tháng 6 xuất hiện rủi ro chiến tranh thương mại. Dòng vốn đã bị rút khỏi EM trong 4 tháng liên tiếp và khó dừng lại trong tương lai gần. Dòng vốn quay trở lại Mỹ ngày một rõ và như những gì diễn ra trong 4 tuần vừa qua, rất có thể giới đầu tư đã hoặc sẽ quyết định dừng chân ở thị trường Mỹ.

Khi cơ hội ở một thị trường lớn, quen thuộc và ít rủi ro là Mỹ đang nổi lên song song với chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, cơ may gọi vốn cho các thị trường mới nổi sẽ ngày càng trở nên eo hẹp.

Có dấu hiệu dòng tiền rời khỏi thị trường mới nổi

Theo SSI Reserch, dòng vốn tiếp tục có dấu hiệu bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi (EM). Điểm khác biệt so với cuối tháng 6, đầu tháng 7 đó là dòng vốn ra khỏi EM lại dường như đang quay trở lại thị trường phát triển (DM), mà cụ thể là Mỹ do tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đang rất khả quan. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vào tháng 6 đã rơi xuống mức thấp nhất 20 năm là 3.9% và chỉ số S&P 500 là chỉ số hiếm hoi trên thế giới tăng điểm với mức tăng +6.25% kể từ đầu năm.

Trong 5 tuần gần nhất, các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ có inflow 4 tuần với tổng inflow +14.3 tỷ USD. Ngược lại, thị trường mới nổi chỉ có inflow duy nhất 1 lần trong 5 tuần gần nhất và tổng giá trị outflow của 5 tuần là -3.8 tỷ USD.

So với các thị trường phát triển còn lại là Tây Âu và Nhật bản, thị trường Mỹ có sức hấp dẫn hơn cả. Ngược lại là thị trường Tây Âu. Dòng vốn đã bị rút ra khỏi các quỹ cổ phiếu của Tây Âu 22 tuần liên tiếp với tổng giá trị lên tới -52 tỷ USD. Cùng thời gian này, các quỹ của Nhật có inflow +14 tỷ USD còn Mỹ là +20 tỷ USD.

Ở nhóm quỹ Global Emerging Market Fund (GEM), khá bất ngờ khi trong 2 tuần gần nhất đã có lại inflow dù giá trị không đáng kể. Tuy nhiên đây có thể chỉ là động thái “bắt đáy” trong thời gian ngắn khi chỉ số MSCI EM Index giảm sâu xuất phát từ khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm quỹ khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latin trong 2 tuần đó vẫn tiếp tục có outflow. Đáng chú ý là vào tuần đầu tháng 8, outlfow ở toàn bộ thị trường Châu Mỹ Latin đã tăng lên mức cao nhất 3 năm.

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...

Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP?

Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan SCS với kỳ vọng sản lượng hàng hóa quốc tế thúc đẩy tăng trưởng; mua BSR do hưởng lợi ngắn và trung hạn từ cấu trúc...

Góc nhìn tuần 15 - 19/04: VN-Index có khả năng vượt đỉnh gần nhất?

Theo Chứng khoán Vietcap, lực mua có thể tiếp tục được thúc đẩy tại nhóm vốn hóa lớn và trung bình sau khi tín hiệu ngắn hạn được cải thiện. VN-Index có thể sẽ tăng...

Chuyên gia chỉ cách chạm tay vào "siêu cổ phiếu"

Trong chương trình Livestream chủ đề Năm rồng gồng lãi - Tiềm năng sinh lời từ câu chuyện thị trường do Chứng khoán DNSE tổ chức ngày 12/04/2024, các chuyên gia đã...

Ông Lã Giang Trung: Thị trường có thể điều chỉnh 15% khi tiến sát mốc 1,300 điểm

Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI cùng ông Lã Giang Trung - CEO Passion Investment đã đưa ra nhiều nhận định về động lực cũng...

Chứng khoán Mirae Asset: NHNN có khả năng bán hợp đồng kỳ hạn đối với đồng USD

Các chuyên viên Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) tin rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dần chuẩn bị các phương án tiếp theo nhằm giảm áp lực tỷ giá hối đoái, có...

Góc nhìn 12/04: Rung lắc?

Theo Beta, dòng tiền chững lại và có phần suy yếu trong thời gian gần đây, trong khi đó áp lực bán liên tục xuất hiện và các chỉ báo kỹ thuật duy trì tín hiệu tiêu...

Chứng khoán Maybank: Thị trường điều chỉnh hoặc đi ngang là cơ hội tích lũy cổ phiếu

Bộ phận phân tích của CTCK Maybank Invetment Bank vừa phát hành báo cáo chiến lược tháng 4/2024 với nhận định thị trường chứng khoán (TTCK) có thể điều chỉnh hoặc...

Vietstock LIVE #8: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Bức tranh kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2024 sẽ hé lộ “những viên ngọc quý” cho nhà đầu tư? Liệu kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng và thị...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98