Xác định rõ trách nhiệm để ODA vượt trần 300.000 tỷ

09/08/2018 15:27
09-08-2018 15:27:00+07:00

Xác định rõ trách nhiệm để ODA vượt trần 300.000 tỷ

Đoàn giám sát của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ 4 nội dung liên quan đến việc để vượt trần 300.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư từ nguồn ODA giai đoạn 2016 - 2020...

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 tổng mức vốn đầu tư nguồn ngân sách tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó 300 nghìn tỷ vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương.

Giám sát về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài, đoàn giám sát của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ 4 nội dung liên quan đến việc để vượt trần 300.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư từ nguồn ODA giai đoạn 2016 - 2020.

Chiều 9/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 tổng mức vốn đầu tư nguồn ngân sách tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó 300 nghìn tỷ vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương.

Trước việc cung cấp số liệu không kịp thời và thiếu đầy đủ, tại kỳ họp cuối năm 2017, một số vị đại biểu đã đặt vấn đề và sau đó gửi chất vấn đến Thủ tướng là liệu có giữ được vay ODA giai đoạn 2016 - 2020 trong mức 300 ngàn tỷ đã được Quốc hội quyết định không, có giữ được trần nợ công không?

Tại một cuộc họp báo cuối năm 2017 khi nhận câu hỏi về tổng số vốn vay ODA ký kết hiện tại đã lên tới con số 600 nghìn tỷ đồng, vượt gấp đôi định mức Quốc hội cho phép (300.000 tỷ đồng), một vị quan chức của Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải trình với Quốc hội về việc nợ vay ODA lên tới 600 nghìn tỷ đồng.

Ở báo cáo gửi Quốc hội vào tháng 5/2018, Kiểm toán Nhà nước dẫn con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: nhu cầu vốn ngoài nước cần bổ sung thêm là 109.630 tỷ đồng, trong đó khoản phát sinh nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn khoảng 72.680 tỷ đồng. 

Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho thấy các khoản giải ngân đã cao hơn dự toán trung hạn 36.950 tỉ đồng, dẫn đến vi phạm hạn mức vốn 300.000 tỷ đồng (bao gồm 10% dự phòng) đã được Quốc hội thông qua giai đoạn 2016-2020.

Theo Kiểm toán Nhà nước, khả năng giải ngân của các dự án sử dụng vốn ngoài nước đã được giao kế hoạch trung hạn (không bao gồm khoản bổ sung để quyết toán cho các dự án sử dụng vốn ngoài nước từ năm 2016 trở về trước) có thể đạt 306.950 tỉ đồng, vượt 36.950 tỉ đồng so với hạn mức đã giao 270.000 tỉ đồng (đã trừ 10% dự phòng), vượt 6.950 tỷ đồng so với hạn mức vốn trung hạn Quốc hội đã thông qua 300.000 tỷ đồng.

Trở lại báo cáo của đoàn giám sát, đề nghị thứ nhất được đưa ra với Chính phủ là Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện, khách quan 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kkế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm, trong đó đánh giá  đầy đủ, chính xác về việc huy động, ký kết, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, số vốn chưa đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp tổng thể cân đối, điều hòa nguồn lực tài chính đã được Quốc hội quyết định trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm (năm 2019-2020) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, giữ vững kỷ luật tài chính báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).

Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của 1.155 dự án sử dụng vốn vay ODA theo điều 78, 80, 81 Luật Đầu tư công đối với những dự án chưa triển khai khi chưa xác định rõ hiệu quả thì có thể tạm dừng.

Những dự án đã triển khai, cần đánh giá nửa giai đoạn thực hiện, nhận diện những vướng mắc, bất cập để kịp thời khắc phục. Rà soát, đánh giá lại các dự án đang triển khai thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, xác định lại tổng mức đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định, thúc đẩy triển khai thực hiện dự án, hạn chế tối đa thiệt hại do kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Những dự án đã kết thúc, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của dự án. Từ đó khẩn trương triển khai các thủ tục điều chuyển vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương từ dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao hơn theo quy định hiện hành đồng thời xây dựng định hướng huy động, đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài trong thời gian tới.

Thứ ba, đề nghị xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan tổ chức khi để xảy ra các sai phạm và xử lý theo quy định.

Nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và kiên quyết xử lý các sai phạm, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong các khâu huy động, đàm phán, ký kết, quản lý, sử dụng, giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Thứ tư, bổ sung cho những dự án đã có trong kế hoạch đầu công trung hạn đang thực hiện có nhu cầu vốn để tiếp tục giải ngân vượt dự toán đã được giao. Bổ sung các dự án dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục và ký hiệp định vay vốn thời gian tới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

NGUYÊN VŨ

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98