Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: 'Dùng thép Trung Quốc là tối ưu'

13/09/2018 09:22
13-09-2018 09:22:38+07:00

Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: 'Dùng thép Trung Quốc là tối ưu'

Tập đoàn Trung Nam khẳng định không tự ý đổi vật liệu làm dự án chống ngập 10.000 tỷ của TP HCM, việc dùng thép Trung Quốc là tối ưu.

Trong văn bản gửi UBND TP HCM và Trung tâm chống ngập, ông Fernando Requena (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt, thuộc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng) cho biết, quá trình thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Trung Nam Group) xảy ra nhiều sai phạm.

Dùng thép Trung Quốc làm chi phí tăng 260 tỷ

Hai cửa van tại cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô có thiết kế cơ sở là dùng thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) và thép S355 (tiêu chuẩn Châu Âu, xuất xứ từ các nước tiên tiến thuộc nhóm G7). Tuy nhiên, đơn vị tư vấn giám sát phát hiện Tập đoàn Trung Nam sử dụng thép Q345B (tiêu chuẩn Trung Quốc) - có khả năng làm chi phí duy tu bảo dưỡng cao hơn.

Về việc này, đơn vị giám sát đã nhiều lần yêu cầu bên thi công tuân thủ đúng hợp đồng đã ký, hoặc muốn thay đổi vật liệu phải có sự chấp thuận của UBND TP HCM. Ngoài ra, ở gói thầu cống kiểm soát triều Mương Chuối, Trung Nam Group đã thay đổi kết cấu so với bản vẽ thiết kế, chưa được thành phố phê duyệt.

Dự án chống ngập "khủng" của TP HCM bị dừng thi công suốt 4 tháng qua do vướng thủ tục. Ảnh: Quỳnh Trần.

Theo ông Fernando Requena, dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP HCM đồng ý cho Trung Nam dùng thép Trung Quốc (có tiêu chuẩn tương tự vật tư thép theo quy định của các nước G7) nhưng Sở này không đủ thẩm quyền ký quyết định. Luật quy định, việc thay đổi vật tư phải được người quyết định đầu tư xem xét (UBND TP HCM).

Đơn vị tư vấn giám sát cũng chỉ ra, việc thay thế vật liệu thép Trung Quốc có giá "không hề rẻ". Hiện, thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) khoảng 70.000 đồng một kg, trong khi Sở NN&PTNT phê chuẩn cho Trung Nam mua thép Trung Quốc loại SUS 323L giá 140.000 đồng - khiến chi phí đội hơn gấp đôi, từ 247 tỷ đồng lên 514 tỷ.

Với những lý do trên, Liên danh tư vấn hợp đồng nhận định chưa đủ cơ sở để giải ngân cho gói thầu cơ khí cửa van cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô.

Thép Trung Quốc được cho là tối ưu, giảm gần 100 tỷ

Trao đổi với VnExpress, đại diện Tập đoàn Trung Nam khẳng định không tự ý thay đổ vật liệu khi dùng thép SUS 323L. Cửa van cống chìm hoàn toàn dưới nước, do thép SUS 304 có cơ tính thấp nên đơn vị phải dùng thép SUS 323L để tối ưu trong thiết kế bản vẽ thi công. Loại thép này cũng được nhiều công trình lớn trên thế giới áp dụng, ngay cả ở Nhật Bản.

"Theo Luật Xây dựng, việc đơn vị thiết kế chỉ định nhà sản xuất dùng thép loại nào là sai. Đơn vị này đã có văn bản đính chính và xin lỗi. Thế mà bên tư vấn giám sát lại chấp nhận việc sai luật, và dùng cái sai này để báo cáo thành phố", đại diện nhà đầu tư nói.

Đơn vị đầu tư cũng cho rằng, chỉ có sự thay đổi giữa thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế cơ sở (thuộc thẩm quyền của Sở NN&PTNT và đã có thông báo của Chủ tịch UBND thành phố đồng ý); còn thực tế thi công công trình hoàn toàn tuân thủ theo thiết kế bản vẽ.

Về việc tư vấn giám sát cho là "chi phí duy tu bảo dưỡng sau này sẽ cao hơn" nếu dùng thép Trung Quốc, Trung Nam Group nói "không có căn cứ". Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh thép đạt tiêu chuẩn tương đương nhau (theo yêu cầu kỹ thuật) thì ở mỗi nước sản xuất lại khác nhau về độ bền.

Trung Nam Group cũng phản bác quan điểm của tư vấn giám sát về chi phí. Đơn vị này chỉ đề cập trọng lượng thép để so sánh giá là không đúng. Thực tế, nếu dùng thép SUS304 công trình cần 460 tấn, trong khi dùng SUS 323L chỉ cần 320 tấn. Từ đó, chi phí xây dựng cống Bến Nghé tăng 1,8 tỷ; cống Mương Chuối tăng 3, 8 tỷ; nhưng cống Phú Xuân giảm 40 tỷ, Tân Thuận giảm 21 tỷ; Cây Khô giảm 8 tỷ. Tổng chi phí giảm được 97 tỷ đồng.

"Quá trình thi công chúng tôi đều làm theo hợp đồng. Các vấn đề phát sinh đều báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền", đại diện Tập đoàn Trung Nam nói và cho biết ngày mai (13/9) sẽ làm việc với các bên liên quan và đưa ra bằng chứng pháp lý để chứng minh nhà đầu tư "không sai".

Công trình dự kiến hoàn thành vào giữa năm sau, nếu không gặp trục trặc về pháp lý. Ảnh: Quỳnh Trần.

Dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được UBND TP HCM ký kết với Tập đoàn Trung Nam theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sau 36 tháng (6/2019).

Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6, 5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Đồng thời, công trình cũng giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Để đảm bảo mục tiêu, dự án tập trung xây dựng các cống kiểm soát triều lớn và xây dựng tuyến đê dài. Bao gồm các hạng mục ở quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh với diện tích ảnh hưởng khoảng 100 ha.

Tuy nhiên, suốt hơn 4 tháng qua, dự án phải dừng thi công do Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Sài Gòn ngừng giải ngân (UBND thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án để thực hiện thủ tục tái cấp vốn). Đến cuối tháng 8, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét, chủ trì cuộc họp với các bộ ngành để giải quyết những vướng mắc đối với dự án.

Hữu Nguyên

VNEXPRESS





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98