Đông Nam Á hưởng lợi từ xung đột thương mại Mỹ - Trung

19/09/2018 16:41
19-09-2018 16:41:48+07:00

Đông Nam Á hưởng lợi từ xung đột thương mại Mỹ - Trung

“Không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại cả” là điều mà các chuyên gia kinh tế thường hay nói. Thế nhưng, các doanh nghiệp Đông Nam Á đang cố gắng chứng minh điều đó là sai.

Khu vực Đông Nam Á đang hưởng lợi từ hàng loạt đơn đặt hàng mới và hoạt động di chuyển sản xuất khi các công ty xem xét lại hoạt động của họ ở Mỹ và Trung Quốc giữa lúc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang. Dựa trên kết quả khảo sát từ AmCham China and AmCham Shanghai công bố vào ngày 13/09, trong số hơn 430 công ty Mỹ ở Trung Quốc thì có khoảng 1/3 số công ty đã hoặc đang xem xét di chuyển nhà máy sản xuất ra nước ngoài giữa lúc căng thẳng diễn ra. Và Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu của họ.

CTCP Phú Tài nằm trong số các công ty được hưởng lợi. Công ty hiện lên kế hoạch gia tăng lượng hàng xuất khẩu thêm 30% trong năm nay và năm 2019, theo lời của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Hòe. Họ sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để mở rộng hai nhà máy ở Bình Định và để nâng cấp dây chuyền sản xuất ở hai nhà máy khác ở Đồng Nai.

“Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy lượng hàng xuất khẩu tới Mỹ, khi chúng tôi nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng từ thị trường này”, ông Hòe cho biết qua điện thoại trong ngày 04/09. “Xét tới tình trạng căng thẳng leo thang hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển sang mua hàng từ Việt Nam”.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – bao gồm 10 quốc gia – là “thỏi nam châm” thu hút các nhà máy mới nhờ có chi phí sản xuất thấp, tăng trưởng mạnh (trong đó 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN tăng trưởng trung bình 5.3%), và điều kiện kinh doanh ngày càng được cải thiện – chưa kể là vị trí địa lý gần với Trung Quốc.

Hội đồng Phát triển Thương mại (TDC) của Hồng Kông nhận ra những điểm hấp dẫn của Đông Nam Á. Nicholas Kwan – Giám đốc nghiên cứu của TDC – gọi Đông Nam Á là một “cường quốc kinh tế” và hướng các doanh nghiệp Hồng Kông tìm tới khu vực này như là một kênh trú ẩn an toàn giữa lúc căng thẳng thương mại diễn ra.

Các chỉ báo tâm lý nhà sản xuất trên khắp thế giới đã cho thấy phần nào các tác động tiêu cực từ các hàng rào thuế quan lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Mỹ gây ra cho mỗi bên kể từ tháng 7/2018.

Với việc Mỹ sắp triển khai hàng rào thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn Bắc Kinh chuẩn bị triển khai hàng rào thuế quan lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, Đông Nam Á cũng sẽ bị tác động tiêu cực. Thế nhưng, không giống như nhiều nền kinh tế phát triển, Đông Nam Á cũng có thể hưởng lợi khi các công ty chuyển đơn đặt hàng sang họ để né tránh hàng rào thuế quan.

Nguyễn Thành Phương – Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo – dự báo doanh số bán hàng tới Mỹ sẽ tăng 10% trong 6 tháng cuối năm 2018. Công ty của ông đã nhận được các đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ – những người từng mua hàng từ các công ty Trung Quốc, ông Phương cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày thứ Ba (18/09) ở Hà Nội.

"Hàng rào thuế quan mới của Mỹ đang giúp sản phẩm của chúng tôi cạnh tranh tốt hơn so với hàng Trung Quốc", ông Phương nói.

Koratak Weeradaecha, Giám đốc tài chính của Star Microelectronics Thailand, cũng chú ý tới những biến động về số lượng đơn đặt hàng vì những vấn đề liên quan tới căng thẳng thương mại. Số lượng đơn đặt hàng giờ đã tăng thêm ít nhất 15% so với năm 2017 và ông kỳ vọng xu hướng này sẽ trở nên rõ ràng hơn.

“Số lượng đơn đặt hàng đến từ các công ty đã dịch chuyển dây chuyền sản xuất của họ tới đây, qua đó giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Thái Lan”, Koratak cho hay. “Và chúng tôi nghĩ là nên có thêm nhiều công ty suy nghĩ về chuyện dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các nước láng giềng, vì việc tiếp tục sản xuất ở Trung Quốc là quá rủi ro”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98