Fitch: Hệ thống ngân hàng Việt cần 20 tỷ USD để đáp ứng Basel II

14/09/2018 16:38
14-09-2018 16:38:09+07:00

Fitch: Hệ thống ngân hàng Việt cần 20 tỷ USD để đáp ứng Basel II

Thời hạn áp dụng Basel II đến gần nhưng các ngân hàng vẫn chưa có cách tăng được số vốn tương đương tới 9% GDP Việt Nam.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa ra báo cáo đánh giá về nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đánh giá của Fitch, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt vốn gần 20 tỷ USD (tương đương 9% GDP) để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel II, dự kiến sẽ áp dụng từ 1/1/2020.

Theo Fitch, các ngân hàng có thể đẩy mạnh phát hành tăng vốn trong 18 tháng tới, điều này có thể cải thiện hồ sơ tín dụng của các ngân hàng được xếp hạng nếu tăng vốn thành công. Tuy nhiên, thị trường vốn trong nước thiếu chiều sâu có thể là rào cản cho việc này, đặc biệt khi một số ngân hàng có sở hữu nước ngoài đã gần tới mức giới hạn.

Giao dịch tại quầy của một ngân hàng thương mại. Ảnh: Anh Tú.

Việc triển khai tiêu chuẩn Basel II đòi hỏi nhóm ngân hàng được Fitch xếp hạng phải tăng vốn thêm 4,1 tỷ USD, giả sử họ đặt mục tiêu tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu theo quy định này là 8%. Ước tính này dựa trên đánh giá của Fitch rằng Basel II sẽ tăng tỷ trọng tài sản có rủi ro trung bình lên 42%. Con số này có tính đến ảnh hưởng từ rủi ro tín dụng, chi phí vốn cho hoạt động và rủi ro thị trường. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tăng mức trích lập dự phòng, mức thiếu hụt vốn tối thiểu có thể tăng lên 6,5 tỷ USD.

Trên thực tế, theo đánh giá hãng xếp hạng tín nhiệm này, nhu cầu vốn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lớn gấp ba lần so với các ngân hàng được Fitch xếp hạng. Nhóm này chỉ chiếm 40% tổng tài sản hệ thống vào cuối năm 2017 và có mức vốn hóa tốt hơn trung bình ngành. Các ngân hàng quốc doanh có thể cần tăng vốn cao hơn, bởi cơ sở vốn thấp hơn và lợi nhuận yếu hơn so với các ngân hàng tư nhân.

Tuy nhiên, rào cản với việc tăng vốn của hệ thống ngân hàng là thị trường huy động vốn trong nước chưa tương xứng. Tổng tài sản hệ thống ngân hàng đạt hơn 200% GDP vào cuối năm 2017, trong khi tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán của Sở HoSE chỉ khoảng 45% GDP. Mức vốn hóa của phần giao dịch tự do trên thị trường còn thấp hơn nữa, chỉ khoảng 15% GDP.

Điều này khiến các ngân hàng phụ thuộc vào những nhà đầu tư nước ngoài để có thể tăng vốn. Tuy vậy, việc một số nhà băng đã tiến gần tới giới hạn 30% sở hữu nước ngoài như VietinBank hay ACB khiến việc tăng vốn trở nên thử thách.

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có khả năng giảm gánh nặng vốn đối với một số nhà băng, tuy nhiên theo đánh giá của Fitch, ảnh hưởng này sẽ không đáng kể. Ngoài biện pháp này, các ngân hàng có thể tăng vốn cấp 2 như một biện pháp ngắn hạn để đáp ứng các yêu cầu về vốn tối thiểu theo quy định, nhưng quy mô vốn cấp 2 cũng bị giới hạn căn cứ theo vốn cấp 1.

Minh Sơn

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành Ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do bão

Theo thống kê sơ bộ của 4 ngân hàng là BIDV, Vietcombank, Agribank và VietinBank, có khoảng 13.494 khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với số dư nợ khoảng...

Giá USD ngân hàng tăng mạnh trước thời điểm Fed công bố quyết định lãi suất

Giá USD ngân hàng bất ngờ tăng mạnh trước thời điểm Fed công bố quyết định lãi suất. Nhiều ngân hàng tăng tới hơn 100 đồng. Trong khi đó, giá USD tự do lại đi xuống.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình ‘Mùa gắn kết –...

Những rủi ro khi lãi dự thu tăng mạnh ở các ngân hàng thương mại

Tổng thu nhập hoạt động của ngành ngân hàng trong quý 2/2024 tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, được thúc đẩy bởi sự cải thiện mạnh mẽ trong thu nhập lãi thuần, với...

NCB cung cấp giải pháp tài chính hỗ trợ tiểu thương, hộ kinh doanh dịp cuối năm

Sự nhập cuộc của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế thị trường biến động đã và đang tạo thêm động lực cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh...

Tổng Giám đốc NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp

Lựa chọn chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới trong bối cảnh hậu khủng hoảng kép, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ghi những dấu mốc tích cực và ấn tượng trong...

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu...

Nhóm cổ đông liên quan Âu Lạc xuất hiện tại ACB

Sau lần công bố cuối tháng 7/2024, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tiếp tục cập nhật thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tính đến ngày 10/09/2024.

Giảm lãi suất OMO không đồng nghĩa với giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất OMO có thể giúp các ngân hàng thương mại tiếp cận vốn ngắn hạn với chi phí thấp hơn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc...

Tăng hạn mức tín dụng lên 100 triệu USD, HDBank và Proparco thúc đẩy dự án tài chính khí hậu, hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ 

Ngày 16/09/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, HOSE: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98