Nhân tố “bí ẩn" trong thành phần cổ đông của Cảng Khuyến Lương

10/09/2018 15:08
10-09-2018 15:08:12+07:00

Nhân tố “bí ẩn" trong thành phần cổ đông của Cảng Khuyến Lương

Bên cạnh những nghi vấn về việc thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình định giá tại Cảng Khuyến Lương (Hoàng Mai, Hà Nội), trong thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này sau cổ phần hóa có sự xuất hiện của ông Nguyễn Thủy Nguyên – người từng “nổi tiếng” trong việc có ý định thâu tóm “đất vàng” Hãng phim truyện Việt Nam gây xôn xao dư luận.

Như thông tin báo Dân Việt đã đưa, năm 2013, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương để cổ phần hóa là hơn 57,4 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương là 40,5 tỷ đồng. Mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần. Điều đáng nói, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này sau khi cổ phần cũng không có nhiều khởi sắc.

Cổ đông “quen mặt”

Công ty Cổ phần Cảng Khuyến Lương tiền thân là Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Cổ phần từ tháng 9.2013 và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tháng 1.2014. Lĩnh vực chính là dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy với vốn điều lệ là 40,5 tỷ đồng.

Cảng Khuyến Lương nhếch nhác sau cổ phần hóa.

Theo nội dung Biên bản Đại hội cổ đông thường niên năm 2018, hiện tại, Công ty Cổ phần Cảng Khuyến Lương có 02 nhà đầu tư có vốn điều lệ lớn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có số cổ phần sở hữu chiếm 49%; Công ty Liên hiệp Xây dựng Vạn Cường có số cổ phần sở hữu chiếm 40%. Các cổ đông còn lại chiếm 11% vốn điều lệ công ty.

Như vậy, với việc sở hữu 40% điều lệ công ty, ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Công ty Liên hiệp Xây dựng Vạn Cường (Công ty Vạn Cường) đang nằm trong danh sách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). 

Hơn 10 ha đất của Cảng Khuyến Lương có phải là "miếng mồi" ngon sau cổ phần hóa? (ảnh Nguyễn Chương)

Theo tìm hiểu, công ty Vạn Cường thành lập từ năm 1992, đến nay đã là một doanh nghiệp tư nhân lớn ở lĩnh vực hạ tầng giao thông. Công ty này có vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Nguyễn Thủy Nguyên là chủ tịch.

Ngoài ra, ông Nguyễn Thủy Nguyên cũng đã được bầu là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) sau khi đơn vị này hoàn tất thương vụ thâu tóm VIVASO hồi cuối 2014.

Đặc biệt, cái tên Nguyễn Thủy Nguyên được nhiều người biết đến trong vụ thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam xôn xao dư luận năm 2017. Sự xuất hiện của ông Nguyễn Thủy Nguyên tại Cảng Khuyến Lương đang khiến dư luận thấy lo lắng, đặt ra nhiều nghi ngờ về một “cuộc thâu tóm” doanh nghiệp nhà nước nữa.

Tiền lệ nhãn tiền

Từ cuối năm 2014, báo chí đã phản ánh rầm rộ về thương vụ, khi có gì đó mâu thuẫn giữa quan điểm của ông Nguyễn Thủy Nguyên là “vận tải thủy nghèo, cổ phần bán không ai mua”. Nhưng, ông vẫn quyết bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nắm VIVASO.

Quá trình cổ phần hóa VIVASO với kỳ vọng sẽ đem lại sự bứt phá cho ngành vận tải đường thủy, đã không diễn ra như mong đợi. Hai năm sau cổ phần hóa, Cảng Hà Nội từng lừng lẫy một thời chỉ tồn tại cầm chừng với hoạt động cho thuê kho bãi. Đại diện Cảng vụ Đường thủy Hà Nội trong lần trả lời báo chí cũng cho biết, không có bất cứ đầu tư mới nào vào cảng Hà Nội sau 2 năm cổ phần hóa. Thậm chí hoạt động của đơn vị này còn thu gọn lại.

Đa phần diện tích Cảng Hà Nội sau khi ổ phần hóa VIVASO được cho thuê làm nhà xưởng. (ảnh Nguyễn Chương)

Đơn cử, trước cổ phần hóa, cán bộ công nhân cảng có hàng trăm người, nhưng đến cuối năm 2016 nhân sự trực tiếp vận hành chỉ còn vỏn vẹn 5 người. Đa số công nhân bị trả lương thấp đã xin nghỉ và bán lại cho Công ty Vạn Cường số cổ phần ưu đãi sở hữu còn lại.

Các cảng đường thủy lớn tại miền Bắc cũng rơi vào tình trạng tương tự, khi hoạt động nổi bật nhất sau cổ phần hóa Vivaso lại là cho đơn vị vận tải đường bộ khác thuê hạ tầng. Tòa nhà trụ sở chính của VIVASO trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng được cho thuê lại, còn đơn vị này dồn trụ sở về cảng Hà Nội.

Bên cạnh đó, việc chi hơn 32 tỷ đồng trở thành cổ đông chiến lược Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) cũng chính là khoản đầu tư lớn đầu tiên của Vivaso dưới thời Vạn Cường. Và "kịch bản quen thuộc" cũng diễn ra tại VFS.

Các nghệ sĩ của hãng phim đã có đơn kêu cứu sau gần ba tháng được VIVASO mua lại, bởi nhà đầu tư chiến lược không đáp ứng những cam kết trước đó, cũng như mục đích thực sự của việc đầu tư. Điều này cũng không phải không có căn cứ nếu nhìn lại những tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược khi VFS cổ phần hóa.

Sáng 13.10.2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian thanh tra là 30 ngày, thế nhưng, đến (tháng 5.2018), nhiều nghệ sĩ của Hãng phim vẫn bức xúc vì kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ được công bối.

Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, ngoài những tiêu chuẩn về năng lực tài chính và cam kết không chuyển nhượng cổ phần, nhà đầu tư chiến lược còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu về quản trị sau cổ phần hóa.

Trong đó, nhà đầu tư chiến lược của VFS phải có cam kết gắn bó lợi ích lâu dài, thúc đẩy hoạt động và mở rộng lĩnh vực sản xuất phim, văn hóa điện ảnh. Đơn vị này cũng phải dành một phần vốn tối thiểu bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu và sử dụng hợp lý quỹ đất cho lĩnh vực sản xuất phim và văn hóa điện ảnh.

Tuy nhiên, theo các nghệ sĩ, hoạt động của VFS sau cổ phần hóa đã không như cam kết, khi chủ đầu tư nợ lương, không có dự án phim truyện, không đầu tư vào lĩnh vực hoạt động chính.

Và việc VIVASO lại “nhảy vào” VFS, khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn liên quan tới 4 khu “đất vàng” mà Hãng phim này đang sở hữu. Trong đó có 2 khu đất “vàng” là số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội và số 6, Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.

Tại kỳ họp thứ 3 ngày 28.5, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đại biểu Quốc hội đoàn Ninh Bình) đã có kiến nghị với Thanh tra Chính phủ xem xét lại việc cổ phần hóa VIVASO. Nguyên nhân là do tại tổng công ty này có 10 doanh nghiệp với hàng trăm đoàn tàu đang hoạt động mà chỉ được bán với giá 327 tỷ đồng, chỉ tương đương với một căn nhà phố cổ Hà Nội.

Quá trình cổ phần hóa diễn ra khiến nhiều cán bộ công nhân viên rất nhiều người bức xúc và người đứng đơn trực tiếp tố cáo nguyên là Bí thư đảng ủy, Giám đốc Cảng Hà Nội. Vừa qua, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo lại kết luận không có vấn đề gì xảy ra. Đặc biệt, tài sản không những bị hạ giá thấp mà còn để ra ngoài một lượng lớn tài sản khác không đưa vào cổ phần hóa, giống như “quỹ đen”.

Đại biểu Nhưỡng lưu ý, người mua cổ phần VIVASO chính là doanh nghiệp mua Xí nghiệp điện ảnh Việt Nam với “giá bèo”.

Trần Kháng

Dân Việt





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98