Tâm lý bi quan về nền kinh tế toàn cầu ở mức cao nhất trong gần 7 năm

19/09/2018 13:37
19-09-2018 13:37:02+07:00

Tâm lý bi quan về nền kinh tế toàn cầu ở mức cao nhất trong gần 7 năm

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mỗi ngày một nóng hơn, nhà đầu tư đang tỏ ra bi quan nhất về nền kinh tế toàn cầu kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Căng thẳng thuế quan không phải là điều duy nhất khiến các chuyên gia thị trường phải bận tâm. Họ còn nhận thấy rủi ro gia tăng từ đà giảm tốc của Trung Quốc cũng như việc chấm dứt kỷ nguyên tiền rẻ của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.

Nhìn chung, tâm lý bi quan về nền kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, dựa trên kết quả khảo sát của Bank of America Merrill Lynch Fund Manager (BofAML). Khoảng 24% người tham gia dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm trong vòng 12 tháng tới, tăng mạnh so với mức 7% của tháng trước đó.

Tâm lý sợ hãi đang thể hiện rõ ở phương diện cơ cấu danh mục. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ở mức 5.1%, mức phân bổ cao nhất trong 18 tháng.

“Nhà đầu tư đang gia tăng tỷ lệ tiền mặt, qua đó thể hiện rằng họ đang bi quan về tăng trưởng nhưng lại lạc quan về Mỹ”, Michael Hartnett, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại BofAML, cho biết trong một tuyên bố. “Các nhà quản lý quỹ đang báo hiệu, họ đang bắt đầu đặt cược vào một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diều hâu hơn".

Sự dịch chuyển sang tiền mặt và tương đương tiền là khá lớn.

Quỹ thị trường tiền tệ đang nắm giữ 2.84 ngàn tỷ USD tính tới tháng 7/2018, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước, theo thông tin từ Investment Company Institute. Quỹ tương hỗ trái phiếu chịu thuế có tài sản 3.46 ngàn tỷ USD, tăng 5.7% trong 12 tháng vừa qua.

Trong khi những nước phát triển gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng thì Mỹ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh và cao hơn phần lớn quốc gia phát triển. GDP Mỹ tăng trưởng 4.2% trong quý 2/2018, và Fed khu vực Atlanta dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4.4% trong quý 3/2018. Tuy nhiên, kết quả của một cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế lại dự báo, Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 3.2%.

48% người tham gia khảo sát cho rằng xu hướng tách rời giữa Mỹ và các quốc gia phát triển sẽ dừng lại vì nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc xuống cùng mức với các quốc gia láng giềng. Một phần của xu hướng đó dựa trên quan điểm cho rằng, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng và lạm phát có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, điều đó không hề làm nhà đầu tư nản lòng về chứng khoán Mỹ.

Tỷ trọng phân bổ cho thị trường Mỹ tăng thêm 2% lên 21%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2015. Chứng khoán Mỹ là thị trường được yêu thích nhất thế giới trong 2 tháng liền. Trong khi đó, tỷ trọng vốn phân bổ cho chứng khoán toàn cầu giảm xuống gần mức đáy 18 tháng.

Điều này vẫn diễn ra dù nỗi lo sợ lớn nhất (theo 43% người tham gia khảo sát) là chiến tranh thương mại. Mỹ và Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng. Và mới đây nhất, Trong ngày thứ Hai (17/09), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ áp thêm thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào cuối năm 2018. Hàng rào thuế quan này dự kiến có hiệu lực từ ngày 24/09/2018.

Đáp trả lại, Trung Quốc đã áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, và có hiệu lực từ ngày 24/09. Trung Quốc cho biết danh sách hàng hóa bị áp thuế bao gồm 5,207 sản phẩm và mức thuế sẽ nằm trong phạm vi 5-10%.

18% người tham gia khảo sát lo ngại về sự giảm tốc của Trung Quốc, còn 15% khác lựa chọn "thắt chặt định lượng", một sự đảo ngược của chương trình nới lỏng định lượng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98