Việt Nam sẽ phát triển dựa vào nguồn tài chính nào?

12/09/2018 13:39
12-09-2018 13:39:07+07:00

Việt Nam sẽ phát triển dựa vào nguồn tài chính nào?

Sau khi trở thành nước thu nhập trung bình thấp, bức tranh tài chính cho phát triển ở Việt Nam thay đổi nhanh chóng. Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giảm dần và ngày càng ít ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng thấp, trong khi vốn vay trong nước tăng vọt và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Để có nguồn tài chính phát triển bền vững, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Trong ảnh, công nhân doanh nghiệp tư nhân sản xuất lắp ráp linh kiện

Đây là vấn đề được nêu ra tại buổi công bố Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam”, do Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ KH&ĐT thực hiện ngày 11/9.

Vay trong nước tăng vọt, nhiều rủi ro

Mở đầu báo cáo, UNDP chỉ ra thực trạng, nguồn vay của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đã tăng lên nhanh chóng, đặt biệt nguồn vay trong nước. Việc vay vốn tài trợ cho thâm hụt ngân sách, ngăn chặn tình trạng giảm sút đầu tư công đã khiến mức tồn dư nợ công trong nước năm 2015 tăng gần 2,5 lần so với năm 2011.

“Tình trạng tăng lên nhanh chóng của các khoản vay nợ công trong nước chứa đựng nhiều rủi ro. Tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do ngân hàng thương mại nắm giữ lên đến 55,4% cuối năm 2016 làm suy giảm tính bền vững của các ngân hàng thương mại. Khi có bất kỳ một sự sụt giảm đột ngột nào về giá trị trái phiếu Chính phủ cũng có thể gây ra hậu quả tiêu cực tức thời với ngành ngân hàng và gia tăng khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn”, chuyên gia của UNDP cảnh báo.

Theo phân tích của UNDP, hầu hết trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong các năm 2010-2013 đều có kỳ hạn ngắn (hơn 74% có thời hạn 3 năm hoặc ngắn hơn), chi phí huy động cao (với lãi suất bình quân hơn 10% cho trái phiếu thời hạn 5 năm) khiến nghĩa vụ thanh toán của nhà nước rất nặng nề.

Các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương có bảo lãnh của Chính phủ trung ương, cũng là một nguồn rủi ro với tính bền vững của các khoản nợ công. Các khoản nợ xấu, sức ép liên quan lên tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng cho thấy Chính phủ Việt Nam cần khẩn cấp tái cấu trúc nợ trong nước và rà soát lại chiến lược vay nợ trong nước”, chuyên gia của UNDP cảnh báo.

Bên cạnh đó, dù tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều nhất trong các nước ASEAN (với 37% tổng vốn ODA vào khu vực ASEAN năm 2015) nhưng dòng ODA chảy vào Việt Nam đã giảm đáng kể và ít ưu đãi hơn .

Ngoài nguồn vốn trên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có khối lượng lớn nhưng chất lượng khiêm tốn. Vốn FDI của các doanh nghiệp thường ít chuyển giao công nghệ và chưa có mối liên kết với các Cty trong nước. Đóng góp của FDI vào ngân sách không tương xứng với mức độ ưu đãi cao mà họ được nhận. Điều này gây ra sự bất bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh, dù đạt thành tựu về phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua nhưng để phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh sắp tới, Việt Nam phải đối mặt nhiều thách thức. Đặc biệt là nhu cầu tài chính để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

“Sau khi trở thành nước thu nhập trung bình thấp, nhà tài trợ quốc tế song và đa phương dần rút lui nguồn vốn ưu đãi với Việt Nam. Trong bối cảnh này, Chính phủ đang xem xét thận trọng bài toán tìm kiếm nguồn tài chính trung và dài hạn để góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển tốt nhất”, ông Mạnh nói.

Cần tăng tốc phát triển kinh tế tư nhân

TS Hồ Đình Bảo - Giảng viên khoa kinh tế (Đại học kinh tế quốc dân) cho rằng, giải pháp quan trọng nhất, Việt Nam phải bảo đảm các nguồn lực có thể được huy động và sử dụng cho khoản đầu tư có hiệu quả, mang lại các kết quả phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên then chốt là phải đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Cùng đó, Chính phủ cần tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước. Nhà nước cần thực hiện các chính sách và cung cấp sự hỗ trợ có trọng điểm để các doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển về qui mô, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, cải thiện các mối liên kết với các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu.

“Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận đất đai và tín dụng. Đặc biệt nâng cao năng lực kỹ thuật để áp dụng công nghệ mới và nắm bắt cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại”, ông Bảo kiến nghị.

Ngoài ra, để bảo đảm các chính sách FDI trở thành một bộ phận khăng khít của chiến lược phát triển quốc gia và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế, chính sách thu hút FDI cần chuyển từ số lượng sang chất lượng.

“Việt Nam cần nhanh chóng từ bỏ việc sử dụng các biện pháp khuyến khích qua thuế và có hành động cụ thể giảm sự cạnh tranh giữa các địa phương trong sử dụng ưu đãi thuế và các biện pháp khuyến khích khác để thu hút FDI”, UNDP kiến nghị.

Quỳnh Nga

Tiền Phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98