Bán lẻ Việt Nam: Kẻ lặng lẽ biến mất, người rầm rộ đầu tư

10/10/2018 14:45
10-10-2018 14:45:00+07:00

Bán lẻ Việt Nam: Kẻ lặng lẽ biến mất, người rầm rộ đầu tư

Fivimart là cái tên tiếp theo bị xóa sổ khỏi thị trường bán lẻ sau quá trình mua bán, sáp nhập. Trong khi đó, nhiều thương hiệu vẫn tiếp tục đầu tư để giành thị phần.

Vingroup đã chính thức mua lại Fivimart và sau khi việc sáp nhập hoàn thành, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ được đổi tên thành Vinmart. Như vậy, Fivimart sẽ trở thành cái tên mới nhất biến mất khỏi bản đồ bán lẻ Việt Nam cùng với Ocean Mart, Maximark, Metro trước đó.

Ocean Mart, Maximark, Metro, Fivimart lần lượt bị xóa tên

Sau 3 năm hợp tác cùng Aeon, Fivimart và tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản đã quyết định chia tay với lý do phương hướng, tư tưởng, tầm nhìn chiến lược của hai bên có sự khác biệt. Và chỉ hơn 1 tuần sau, Vingroup xác nhận việc mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart. Vingroup cũng thông báo sẽ đổi tên tất cả 23 siêu thị của chuỗi này thành Vinmart trong thời gian tới sau khi hoàn tất việc sáp nhập.

Ngay khi hoàn tất việc sáp nhập, 23 siêu thị của Fivimart sẽ được đổi tên thành Vinmart.

Cách đây tròn 4 năm, vào tháng 10/2014, một thương hiệu bán lẻ khác cũng đã bị xóa sổ sau khi được Vingroup mua lại: Ocean Mart. Khi đó, công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã mua lại 70% cổ phần của Ocean Retail, đơn vị sở hữu Ocean Mart thuộc Ocean Group. Chưa đầy 2 tháng sau khi chính thức công bố thương vụ, hệ thống siêu thị chỉ mới hoạt động được hơn 1 năm của Ocean Retail được đổi tên thành Vinmart, đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thương hệu bán lẻ thuộc tập đoàn Vingroup tại thị trường Việt Nam.

Một năm sau, Vingroup tiếp tục mua lại chuỗi siêu thị Maximark để phục vụ chiến lược mở rộng quy mô hệ thống bán lẻ của mình. Thời điểm đó, Maximark đã có 9 siêu thị tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, trong đó có 4 siêu thị tại TP.HCM. Ngay khi các thủ tục sáp nhập hoàn thành, toàn bộ hệ thống Maximark cũng được xóa tên, về cùng hệ thống của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Một thương hiệu bán lẻ đình đám một thời khác cũng đã rơi vào dĩ vãng là Metro Việt Nam. Tháng 1/2016, tập đoàn Metro AG của Đức hoàn tất việc bán công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cho TCC Holdings của Thái Lan. Mặc dù ban đầu tuyên bố sẽ giữ lại thương hiệu Metro Việt Nam, nhưng sau đúng 1 năm, 19 siêu thị thuộc hệ thống Metro trên toàn quốc đã khoác tấm áo mới với cái tên MM Mega Market. 

Ở mảng bán lẻ điện máy, Thế Giới Di Động đã thâu tóm Trần Anh từ tháng 8/2017. Thời điểm này thương hiệu Trần Anh vẫn đang được sử dụng nhưng ban lãnh đạo của Thế Giới Di Động đã khẳng định sẽ chuyển đổi toàn bộ cửa hàng sang thương hiệu mới trong tương lai. Một trong những bước của đầu tiên của quá trình này đã được thực hiện khi từ ngày 1/10, website trananh.vn ngừng hoạt động và khách hàng khi truy cập sẽ được chuyển hướng đến website của Điện Máy Xanh.

Một loạt đại gia bán lẻ đặt mục tiêu lớn với Việt Nam

Trái ngược với một số thương hiệu đã chấp nhận bán mình và bị xóa tên khỏi bản đồ bán lẻ Việt Nam, nhiều ông lớn đang ra sức đầu tư và mở rộng số lượng điểm bán để giành lấy thị trường được dự báo có thể đạt quy mô lên tới 180 tỷ USD vào năm 2020.

Cái tên đáng chú ý nhất lúc này không ai khác chính là Vingroup với chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vimart+. Sau khi lần lượt thâu tóm và đổi tên Ocean Mart, Maximark và mới nhất là Fivimart, Vingroup đang sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam với với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên cả nước. Nhưng chưa dừng lại ở đây, tập đoàn này đặt mục tiêu sẽ có 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.

35 siêu thị Big C cùng 25 siêu thị Lanchi Mart, 56 siêu thị điện máy Nguyễn Kim, và hơn 40 cửa hàng bán lẻ khác tại Việt Nam thuộc tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group.

Trong cùng phân khúc đại siêu thị, các thương hiệu được hậu thuẫn bởi dòng vốn ngoại cũng đang có những kế hoạch tăng số lượng cửa hàng đầy tham vọng. Central Group Việt Nam đã tuyên bố sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD để mở mới 500 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc trong 5 năm tiếp theo. Central Group đang sở hữu 35 siêu thị Big C, 25 siêu thị Lanchi Mart, 56 siêu thị điện máy Nguyễn Kim và hơn 40 cửa hàng thời trang, đồ gia dụng, văn phòng phẩm trên cả nước.

Hai tập đoàn bán lẻ lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc là Aeon và Lotte cũng có tham vọng nâng số lượng siêu thị của mình lần lượt lên 20 vào năm 2025 và 60 vào năm 2020. Tuy nhiên, có lẽ Lotte sẽ không kịp hiện thực hóa mục tiêu của mình khi tính tới tháng 10/2018, số lượng siêu thị Lotte Mart vẫn đang dừng lại ở con số 13.

Ở phân khúc cửa hàng tiện lợi, Bách Hóa Xanh thuộc sở hữu của Thế Giới Di Động hiện đã có 405 cửa hàng và đặt mục tiêu sẽ nâng con số này lên 500 vào cuối năm nay. Trong khi đó, dù mới chỉ hiện diện tại Việt Nam, 7-Eleven và GS25 đều kì vọng sẽ có 1.000 cửa hàng vào năm 2027. Aeon cũng đang dự định sẽ mở thêm 500 cửa hàng tạp hóa tại Việt Nam đến năm 2025.

Được xem là một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở châu Á hiện nay, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ được các đại gia bán lẻ tiếp tục đổ thêm vốn cho tham vọng giành miếng bánh thị phần của mình hoặc thậm chí chứng kiến những cái tên mới xuất hiện. 

Việt Đức

Zing





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98