CMG nhìn lại từ "vùng đỉnh"

22/10/2018 09:07
22-10-2018 09:07:13+07:00

CMG nhìn lại từ "vùng đỉnh"

Trong hơn 1 năm qua, cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) tăng từ vùng giá 16,000 đồng/cp đến 20,000 đồng/cp (kết phiên chiều 18/10/2018), tương ứng mức tăng hơn 25%.

Thế nhưng, vẫn có lý do để CMG khiến không ít nhà đầu tư phiền lòng. Nhất là giai đoạn “tăng sốc giảm sâu” cuối năm 2017 của cổ phiếu này đã làm mờ đi hiệu suất sinh lợi trong năm qua.

Diễn biến giá cổ phiếu CMG từ đầu 2017 đến nay

Theo đó, trong giai đoạn từ 28/11-28/12/2017, CMG tăng nóng 70% đạt đỉnh gần 50,000* đồng/cp rồi giảm sàn liên tục xuống 27,800* đồng/cp (*giá trước điều chỉnh). Vào tháng 2/2018, niềm tin nhà đầu tư lại tiếp tục được thử thách khi Công ty TNHH Đầu tư Mỹ Linh (do ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch CMG làm chủ tịch) bán thỏa thuận 6.1 triệu cp; cùng lúc, ông Chính đăng ký mua 6.8 triệu cp CMG rồi sau đó hủy giao dịch.

Nhà đầu tư có lý do để quan ngại về cổ phiếu CMG. Nội ngay diễn biến trên thị trường chứng khoán của cổ phiếu này đã đủ khiến nhà đầu tư dè chừng khi còn chưa xem xét nền tảng doanh nghiệp.

CMG đang làm ăn ra sao?

Sau giai đoạn sai lầm với định hướng sản xuất và phân phối sản phẩm phần cứng (lỗ hơn 100 tỷ đồng niên độ** 2011 – 2012). Từ niên độ 2012 – 2013, CMG chấp nhận sửa sai và tiến hành cơ cấu lại hoạt động. Nhờ đó, kết quả kinh doanh của Công ty đã dần được cải thiện trong những năm gần đây.

Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng trưởng đều đặn những năm qua. Tuy nhiên, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ có sự chững lại, do tăng trưởng của lợi nhuận hợp nhất phần lớn đến từ mảng viễn thông (thuộc công ty con CMC Telecom), nhưng trong giai đoạn niên độ 2012 – 2016, phần lợi ích cổ đông công ty mẹ trong CMC Telecom đã giảm từ 95% xuống 73% (niên độ 2012 – 2013) rồi 54.3% (niên độ 2015 – 2016).

Nguồn: BCTC của CMG giai đoạn 2011 - 2018

Theo kế hoạch niên độ 2018 – 2019, CMG đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 5,656 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 147.5 tỷ đồng. Hết quý 1 của niên độ, với kết quả doanh thu thuần 1,202 tỷ và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 38.2 tỷ đồng, tăng lần lượt 15.6% và 44.2% so với cùng kỳ 2017, Công ty đã thực hiện lần lượt 21.3% và 25.9% kế hoạch.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của CMG có thể chia thành 2 mảng chính là mảng viễn thông và mảng công nghệ thông tin, dịch vụ IT (bao gồm: Tích hợp hệ thống, phần mềm, sản xuất & phân phối).

Đối với mảng viễn thông (tính đến 31/03/2018, CMG sở hữu 54.3% CMC Telecom), để tồn tại trong một thị trường thống trị bởi những ông lớn chiếm gần trọn thị phần (Viettel, FPT, VNPT), CMC Telecom chọn hướng đi vào thị trường ngách, tập trung cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức. Niên độ 2016 – 2017, CMC Telecom đạt doanh thu thuần 1,196.14 tỷ và lợi nhuận trước thuế 141.72 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng kép lần lượt 19.7% và 64.9% trong giai đoạn niên độ 2014 – 2018. Tuy nhiên, thị trường ngách mà CMG nhắm đến có quy mô nhỏ hơn nhiều so với miếng bánh mà 3 doanh nghiệp dẫn đầu (Viettel, FPT, VNPT) đang chia phần.

CMC Telecom có cổ đông chiến lược (tỷ lệ sở hữu gần 45.3%) là Tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 Malaysia - TIME Dotcom Berhad (TIME). Những năm trước, CMC Telecom gặp nhiều khó khăn khi thiếu hệ thống hạ tầng viễn thông riêng dẫn đến tốn chi phí thuê ngoài lớn, hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng và chất lượng dịch vụ. Việc đưa vào khai thác tuyến cáp biển APG (12/2016) và tuyến cáp quang đường trục xuyên Việt (tháng 12/2017) có thể sẽ giúp CMC Telecom phần nào gỡ rối những vấn đề nêu trên, cùng với đó là cơ hội kết nối với hạ tầng mạng quốc tế của TIME.

Ngoài ra, CMC Telecom cũng cung cấp dịch vụ data center (DC) và đang sở hữu 3 DC (hơn 3,000 m2), Công ty đang có kế hoạch mở rộng thêm hệ thống DC của mình.

Về Mảng Tích hợp hệ thống, doanh thu những năm qua liên tục tăng trưởng, trung bình 28.6% trong giai đoạn niên độ 2014 – 2017. CMG là nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống xếp thứ 2 về doanh thu tại Việt Nam (sau FPT). Trong niên độ 2016 – 2017, mảng tích hợp mang về gần 2,023 tỷ doanh thu thuần và hơn 57.2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Với thế mạnh bảo mật, CMG đang cung cấp dịch vụ cho khối chính phủ (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Bộ Quốc phòng…), ngành tài chính (HOSE, Prudential, Bảo Việt…), nhiều tập đoàn lớn (Vingroup, Pepsi, Petrolimex,…); và là đối tác của Microsoft, IBM, Oracle,...

Tuy nhiên, biên lợi nhuận trước thuế mảng này khá mỏng và ngày càng co lại những năm qua, chỉ vỏn vẹn 2.83% trong niên độ 2016 – 2017. Trong khi con số đối với hai niên độ liền trước đó lần lượt là 3.8% và 3%.

Đvt: tỷ đồng
Nguồn: BVSC

Mảng phần mềm chưa đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh; trong niên độ 2016 – 2017, doanh thu thuần mảng này chỉ là 188 tỷ và lợi nhuận trước thuế khiêm tốn gần 4.4 tỷ đồng. Được biết, mảng phần mềm hiện đang trong giai đoạn xây dựng nhân lực, được CMG kỳ vọng sẽ là trụ cột cho tăng trưởng tương lai. Công ty có định hướng đánh vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore (đã thành lập công ty con tại Nhật Bản). Hiện CMG đang đào tạo 500 lập trình viên, mục tiêu có được đội ngũ 1,000 lập trình viên đến năm 2020.

Cuối cùng, mảng phân phối & sản xuất đang dần được CMG thu hẹp và sắp xếp lại, không còn là trọng tâm trong định hướng phát triển của tập đoàn.

Kết quả kinh doanh từng bộ phận giai đoạn niên độ 2014 - 2018 của CMG
Đvt: tỷ đồng

Nếu tính chung cả mảng công nghệ thông tin và dịch vụ IT, niên độ 2017 – 2018, tổng doanh thu toàn mảng đạt 3,030.3 tỷ đồng, tăng 20% so với niên độ trước nhưng lợi nhuận trước thuế lại chỉ hơn 44.6 tỷ đồng, giảm gần 30%.

Và còn thêm những nỗi lo…

Dù CMG có dư địa phát triển khi đang tham gia vào một thị trường dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm có nhu cầu lớn và tăng trưởng cao (luôn trên 10% những năm qua, theo Sách Trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2017). Tương lai, Công ty có thể sẽ phải đối mặt những rủi ro chẳng hạn như việc hạ tầng cáp không được sử dụng hiệu quả và mảng phần mềm không đáp ứng được kỳ vọng; đối với mảng tích hợp, doanh thu có thể sẽ tiếp đà tăng trưởng nhưng nếu biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận trước thuế không được cải thiện thì đóng góp vào kết quả kinh doanh toàn Tập đoàn sẽ không lớn.

Ngoài ra, bức tranh tài chính của CMG vẫn tồn tại vấn đề khiến nhà đầu tư lo ngại. Cụ thể, theo BCTC quý 1 (niên độ 2018 – 2019), tại thời điểm 30/06/2018, CMG có tổng tài sản 3,292 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 1,967 tỷ đồng; trong đó, quá nửa là khoản phải thu khách hàng, điều này dễ hiểu khi CMG là công ty cung cấp các gói dịch vụ tích hợp và viễn thông. Tuy nhiên đáng chú ý là trong giai đoạn niên độ 2017 – 2018, khoản phải thu khách hàng ngắn hạn của CMG tăng đến 46% so với đầu kỳ.

Vẫn có điểm sáng, giai đoạn niên độ từ 2013 – 2018 là khi CMG tiến hành đầu tư lớn vào các tài sản cố định và dài hạn (gần 849 tỷ đồng); tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, tổng vay và nợ thuê tài chính của Công ty không tăng thêm đáng kể nhờ việc luôn có nguồn để bù đắp cho hoạt động đầu tư từ dòng tiền dương lớn của hoạt động kinh doanh (tổng hơn 1,070 tỷ đồng).

Vào thời điểm kết thúc quý 1/niên độ 2018 – 2019, CMG có vốn chủ sở hữu 1,297 tỷ đồng; Công ty có vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt 348 tỷ và 283 tỷ đồng.

**CMG lấy niên độ tài chính bắt đầu từ 01/04 năm nay và kết thúc vào 31/03 năm sau (niên độ tài chính 2018: 01/04/2018 – 31/03/2019)

Vĩnh Thịnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98