Dow Jones rớt hơn 800 điểm, Donald Trump nói đây chỉ là một đợt điều chỉnh

11/10/2018 05:42
11-10-2018 05:42:30+07:00

Dow Jones rớt hơn 800 điểm, Donald Trump nói đây chỉ là một đợt điều chỉnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là nguyên nhân dẫn tới cú đổ đèo 832 điểm của Dow Jones trong ngày thứ Tư (10/10).

“Tôi nghĩ Fed đang mắc một sai lầm. Họ quá chặt chẽ. Tôi cho rằng, Fed đã phát điên”, ông Trump nói với các phóng viên ở Pennsylvania.

“Đây là đợt điều chỉnh mà chúng ta đã mong chờ trong một khoảng thời gian dài”, ông Trump nói về đà giảm hơn 800 điểm của Dow Jones. “Tôi thực sự không đồng tình với những gì Fed đang làm”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Trước đó trong ngày thứ Ba (09/10), “Tôi nghĩ chúng ta không cần phải nâng lãi suất nhanh đến thế”, Tổng thống Mỹ trả lời câu hỏi về vấn đề Fed nâng lãi suất ở Nhà Trắng. “Tôi không muốn kìm hãm đà tăng trưởng, thậm chí chỉ là một chút”, khi không có dấu hiệu nào về lạm phát, ông Trump nói thêm.

Fed đã dần dần thắt chặt chính sách tiền tệ giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh. Đây là một điều mà ông Trump đã liên tục chỉ trích Fed.

Tuần này, Tổng thống Mỹ cho biết, ông thích lãi suất thấp hơn, nhưng cũng nói thêm là ông sẽ không nói chuyện trực tiếp với Chủ tịch Fed, Jerome Powell – qua đó cho thấy ông Trump không muốn can thiệp vào việc ra quyết định của Fed.

Fed từ lâu đã nằm ngoài quyền hạn của một vị Tổng thống Mỹ, mặc dù nhiều lúc, ông Trump đã xóa mờ giới hạn đó bằng cách nhận định về chính sách của Fed.

“Các yếu tố cơ bản và tương lai của nền kinh tế Mỹ vẫn cực kỳ mạnh”, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, Sarah Sanders, cho biết trong một tuyên bố sau khi thị trường khép phiên.

Dow Jones rớt gần 832 điểm (tương ứng 3.15%) trog ngày thứ Tư (10/10), mức giảm mạnh thứ ba trong lịch sử.

Tất cả 30 cổ phiếu thành phần của Dow Jones đều chìm trong sắc đỏ, qua đó kéo chỉ số này tụt mốc 26,000 điểm lần đầu tiên trong 1 tháng.

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ năm liên tiếp, tụt gần 3.3%. Và nhóm cổ phiếu công nghệ bị tác động cực kỳ nặng nề. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 315.97 điểm (tương đương 4.08%) xuống 7,422.05 điểm, mức giảm mạnh nhất về phương diện phần trăm kể từ tháng 6/2016.

Thị trường chứng khoán Mỹ đang ở giữa làn sóng bán tháo tháng 10/2018, vì nhà đầu tư lo ngại về đà tăng của lãi suất.

Lãi suất đang trong xu hướng tăng trong vài tuần qua, trong đó lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm – một phong vũ biểu cho lãi suất trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất thế chấp – có lúc tăng lên mức cao nhất trong hơn 7 năm.

Các chuyên gia trái phiếu đề cập tới dữ liệu kinh tế vững mạnh, các dấu hiệu về lạm phát và việc phát hành trái phiếu tràn lan là những lý do để Fed nâng lãi suất.

Lợi suất trái phiếu bỗng tăng vọt khi một báo cáo trong ngày thứ Sáu (05/10) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong 49 năm và tiền lương đang trên đà tăng trưởng.

Báo cáo việc làm trên càng củng cố thêm cho quan điểm rằng thị trường lao động đã gần hoặc vượt qua cả mức toàn dụng nhân công và cho thấy tiền lương bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn. Đây có thể là một nỗi lo cho các quan chức Fed – những người đang cố gắng kiểm soát lạm phát.

Sau động thái nâng lãi suất lần thứ ba trong năm nay, ông Powell cho biết trong một cuộc phỏng vấn với PBS rằng, chính sách tiền tệ Mỹ vẫn còn cách khá xa so với mức trung lập, tức báo hiệu sẽ có thêm nhiều đợt nâng lãi suất trong tương lai.

“Lãi suất vẫn đang ở mức hỗ trợ, nhưng chúng tôi đang dần nâng lên mức trung lập”, ông Powell cho hay. “Chúng ta có thể tăng vượt mức trung lập, nhưng vẫn còn cách khá xa so với mức trung lập tại thời điểm này, có lẽ là vậy”.

Vũ Hạo (Theo CNN và CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98