Tháng 10 tàn khốc với thị trường chứng khoán Mỹ thế nào?

31/10/2018 15:55
31-10-2018 15:55:39+07:00

Tháng 10 tàn khốc với thị trường chứng khoán Mỹ thế nào?

Tháng 10 vừa qua quả là một tháng đầy biến động cho thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư rơi vào thế khó, trong đó mức độ biến động tăng vọt và chỉ số S&P 500 chuẩn bị ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2010. Chỉ số Nasdaq 100 còn tệ hơn, giảm hơn 10% và rơi vào phạm vi điều chỉnh. Ngay cả đà tăng cũng diễn ra một cách điên loạn. Giống như trong ngày thứ Ba (30/10), khi các chỉ số chính đều tăng hơn 1.5%, nhưng S&P 500 tăng và giảm hơn 1% tới 5 lần.

“Tháng 10 vẫn diễn ra đúng với danh tiếng đáng sợ của nó vì đã tác động nặng nề tới giá cổ phiếu: Năm 1929 và 1987 là những ví dụ điển hình, và chúng ta có thể nói một cách an toàn rằng năm 2018 cũng sẽ đi vào lịch sử”, ông Kristina Hooper, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường toàn cầu tại Invesco Ltd., cho hay. “Không may thay, tôi không cho rằng mức độ biến động sẽ giảm quá nhiều trong vài tuần tới”.

Sau đây, Bloomberg cũng đưa ra một vài biểu đồ thể hiện độ tàn khốc của tháng 10:

Không hề tăng liên tục 2 phiên

Đã 30 ngày trôi qua mà S&P 500 không hề tăng hai phiên liên tiếp. Trừ khi chỉ số này tăng điểm trong ngày thứ Tư (31/10), đây sẽ là tháng 10 đầu tiên mà chỉ số này không có 2 phiên tăng liên tiếp. Trong tháng này, S&P 500 chỉ tăng trong 6 phiên.

Biến động trong phiên

Dù chỉ là diễn biến trong 1 phiên nhưng nó lại nói lên câu chuyện của cả tháng. Vào ngày thứ Ba (30/10), chỉ số S&P 500 đã 5 lần biến động ít nhất 1% cả chiều tăng lẫn giảm. Mặc dù tất cả chỉ số đều khép phiên trong sắc xanh, nhưng mức biến động trong phiên phản ánh tâm lý lo lắng của nhà đầu tư – bất ổn đang chi phối thị trường.

“Tình trạng biến động mà bạn đang chứng kiến là để phán ứng với một thị trường liên tục có tâm lý bắt đáy”, Rick Bensignor, Chủ tịch và nhà sáng lập của Bensignor Group, cho hay. “Cuối cùng, thị trường đang kiểm định niềm tin của nhà đầu tư”.

Chỉ số Tick

Chỉ số Tick – vốn đo lường số lượng cổ phiếu tăng so với số cổ phiếu giảm trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York – cho thấy mức biến động cực kỳ mạnh trong ngày thứ Hai (29/10) khi nhà đầu tư cú loay hoay thay đổi từ “bắt đáy” sang “bán tất cả”. Chỉ số độ rộng nhảy vọt lên gần 1,500 trước khi giảm xuống -1,700. Cú đảo chiều trong phiên ngày thứ Ba (30/10) chỉ diễn ra một lần duy nhất trước đây, dựa trên dữ liệu từ năm 1989.

Lĩnh vực tiện ích có thành quả vượt trội

Các công ty điện có tháng tuyệt vời nhất so với thị trường kể từ năm 2001. Trên thực tế, nhóm cổ phiếu tiện ích – một nhóm cổ phiếu phòng thủ – đã leo dốc hơn 3% trong tháng 10/2018 và đánh bại chỉ số S&P 500 khoảng 12%. Kết quả như thế này chỉ diễn ra 4 lần trước đó – những lần thị trường đổ đèo.

Cổ phiếu tăng trưởng mất đà

Nhóm cổ phiếu tăng trưởng thuộc chỉ số Russell 1000 đã rớt mốc trung bình động 200 lần đầu tiên trong 20 tháng. Chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ đã tụt dốc vì nỗi lo về thương mại và đà tăng của lãi suất. Chỉ số Russell 1000 Value Index giảm hơn 6% trong tháng 10/2018, trong khi chỉ số Russell 1000 Growth Index lao dốc gần 11%.

Biến động ngắn hạn

Mặc dù chỉ số biến động CBOE (VIX) – thước đo lường mức độ sợ hãi tốt nhất trên Phố Wall – vẫn ở thấp hơn mức đỉnh tháng 2/2018 trong suốt làn sóng bán tháo tháng 10 này, nhưng sẽ là sai lầm khi kết luận các trader quyền chọn thấy ít rủi ro hơn trên thị trường. Trên thực tế, diễn biến của hợp đồng tương lai cho thấy tình trạng biến động sẽ tiếp diễn trong 3 tháng kế tiếp. Điều này hoàn toàn trái ngược với tháng 2/2018, khi đường cong VIX cho thấy mức giảm mạnh hơn.

“Xét theo nhiều phương diện, thị trường đang ‘chiết khấu’ giai đoạn biến động mạnh dài hạn hơn so với quý 1/2018 – phù hợp với quan điểm cho rằng làn sóng bán tháo bị chi phối bởi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế hơn là các yếu tố kỹ thuật của thị trường”, Rocky Fishman, Chiến lược gia sản phẩm phái sinh tại Goldman Sachs, cho biết trong một báo cáo.

Biến động trong nhóm công nghệ

Nỗi lo sợ trên thị trường chứng khoán dần tập trung nhiều hơn vào nhóm cổ phiếu công nghệ. Chênh lệch giữa chỉ số Cboe NDX Volatility Index và chỉ số biến động CBOE đang gần mức cao nhất của năm 2018. Cboe NDX Volatility Index đo lường mức độ biến động ngụ ý của Nasdaq 100 trong tháng tới, còn chỉ số biến động CBOE (VIX) đo lường mức độ biến động ngụ ý của S&P 500.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98