Vinalines lên UPCoM với hàng loạt vấn đề ở các công ty con

03/10/2018 15:53
03-10-2018 15:53:14+07:00

Vinalines lên UPCoM với hàng loạt vấn đề ở các công ty con

Vì hàng loạt vấn đề liên quan tới BCTC kiểm toán của các công ty con trực thuộc, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến với BCTC năm 2017 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN).

* IPO èo uột, Vinalines đưa 5.4 triệu cp lên UPCoM với giá tham chiếu 10,000 đồng/cp

* Nhà nước đã mua nợ của Vinalines

* Lỗ luỹ kế 3.253 tỷ, ai sẽ mua cổ phần Vinalines?

Chẳng hạn, BCTC 2017 của CTCP Vận tải biển Việt Nam, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân, Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Biển Đông, CTCP Vận tải Vinaship, CTCP Vinalines Nha Trang đều nhận ý kiến ngoại trừ hoặc vấn đề nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của các Công ty này do lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn.

Tuy nhiên, BCTC của các Công ty này vẫn đang được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục. Trong khi các công ty con nói trên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản và tổng nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2017 của MVN. Mặc dù vậy, Ban lãnh đạo của Tổng Công ty nhận định rằng các công ty con này sẽ vẫn đảm bảo yêu cầu về hoạt động liên tục với điều kiện các công ty con thực hiện công việc tái cơ cấu các khoản vay đã quá hạn và đến hạn trả. Bên cạnh đó, các Công ty con này cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tái cơ cấu về tổ chức, kinh doanh và quản lý tài chính theo chủ trương tái cơ cấu của MVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hay như ý kiến ngoại trừ trên BCTC của CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam – Công ty con của Tổng công về tính đúng kỳ của số dư khoản mục “Tiền” và khoản mục “Phải trả người lao động” do Công ty này hạch toán các khoản chi lương đã chuyển ra ngân hàng trong năm 2017 với số tiền gần 28 tỷ đồng.

Trong BCTC kiểm toán năm 2017 của Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Biển Đông – Công ty con của MVN, kiểm toán cũng đã từ chối đưa ý kiến do việc ghi nhận phần chênh lệch giữ giá trị khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng và giá trị Công ty nhận nợ với Công ty TNHH Mua Bán nợ Việt Nam. Theo đó, khoản chênh lệch và giá trị Công ty nhận nợ và các khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng phát sinh trước năm 2017 với số tiền 1,661 tỷ đồng được Công ty ghi nhận tăng giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty theo công văn 751 (thay vì ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm theo quy định). Đối với các khoản lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng phát sinh trong năm 2017, khoản chênh lệch này được Công ty ghi nhận giảm chi phí tài chính trong năm với số tiền 98 tỷ đồng. Nếu Công ty áp dụng nhất quán theo công văn 751, trên bảng Cân đối kế toán, vốn góp tăng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ giảm tương ứng 98 tỷ đồng; đồng thời, trên báo cáo tài chính kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2017, chi phí tài chính và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng và giảm tương ứng 98 tỷ đồng.

Ngoài ra, kiểm toán cũng từ chối đưa ra ý kiến về khoản mục phải thu ngắn hạn khác và chi phí phải trả ngắn hạn đều đang bị ghi thiếu cùng một khoản là 232.5 triệu đồng trên BCTC của Vận tải Biển Đông. Nguyên nhân là do liên quan đến việc chuyển giao tàu Container 1739 Teus V22, trong năm 2015, Công ty thực hiện bù trừ giữa số dự lãi vay phải thu từ Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng và số dư phải trả tương đối với Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thủy đang theo dõi trên khoản mục chi phí phải trả với số tiền là 232.5 triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, việc chuyển giao số lãi vay phải trả nêu trên giữa Công ty, Đóng tàu Bạch Đằng và Công nghiệp Tàu Thủy vẫn chưa hoàn thành nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá việc bù trừ số lãi vay trên Công ty là hợp lý.

Báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang – Công ty con của Tổng Công ty cũng có ý kiến kiểm toán ngoại trừ về việc Công ty này chưa ghi nhận chi phí khấu hao quyền sử dụng đất có thời hạn với số khấu hao ước tính lũy kế đến ngày 31/12/2017 là hơn 13.3 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị kiểm toán còn lưu ý, Công ty chưa ghi nhận đầy đủ khoản lãi vay năm 2017 phải trả Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thủy với số tiền là 244,105 USD, tương đương hơn 5.5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán cũng đưa ra các ý kiến ngoại trừ đối với BCTC hợp nhất năm 2017 của Tổng Công ty Vinalines.

Theo Nghị quyết ngày 06/03/2015 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty về việc dừng triển khai dự án đóng 2 tàu 47,500 DWT – HB 02/03 của Tổng Công ty tại Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long, Nghị quyết ngày 02/07/2014 của Hội đồng thành viên về việc dừng triển khai các dự án đóng tàu thuộc chương trình tiếp nhận 20 tàu biển đang đóng dở danh tại Vinashin và chương trình dừng đóng mới 32 tàu biển của Tổng Công ty trong đó có tàu 22,500 DWT – VNL Mercy. Theo đó, tại ngày 31/12/2017, tổng giá trị đầu tư của 3 tàu trên đang được Tổng Công ty theo dõi trên khoản mục “Hàng tồn kho” với giá trị 227.6 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không đánh giá được lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như khả năng thu hồi giá trị của 3 dự án nêu trên.

Tại ngày 31/12/2017, trên khoản mục “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” có một số dự án của Tổng Công ty đã dừng triển khai thực hiện với tổng giá trị la 171.18 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không đủ thông tin để đánh giá khả năng và giá trị thu hồi của các dự án nêu trên cũng như ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu liên quan trên BCTC hợp nhất năm 2017 của MVN.

Lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động ngoài kinh doanh

Về mặt hoạt động kinh doanh, năm 2017, doanh thu thuần hợp nhất của MVN đạt 13,560 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp của Tổng Công ty tăng đột biến từ 97 tỷ đồng năm 2016 lên trên 808.5 tỷ đồng, tương ứng tăng vọt 731%.

Lợi nhuận gộp tăng mạnh cũng không thể xóa hết gánh năng từ khoản lãi vãi cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp khiến Tổng Công ty vẫn phải ghi lỗ từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, mặc dù đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm trước, khoản chi phí lãi vay của MVN vẫn lên tới trên 807 tỷ đồng. Riêng việc trả lãi vay đã ngốn gần hết số tiền thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty.

Chưa kể, khoản chi phí quản lý ở mức trên 917.4 tỷ đồng. Theo đó, mặc dù thu về 291 tỷ đồng từ doanh thu tài chính và 262 tỷ đồng tiền lãi từ công ty liên doanh, liên kết, Tổng Công ty vẫn lỗ tới hơn 537 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh (ít lỗ hơn so với con số 2,171.4 tỷ đồng năm 2016)

Tuy vậy, kết quả kinh doanh hàng năm của  MVN vẫn ghi lãi là nhờ khoản lợi nhuận khác hết sức “khủng”. Năm 2017, Tổng Công ty ghi nhận lợi nhuận khác là 1,506.7 tỷ đồng, giảm tới 45% so với năm trước. Nhờ đó, Tổng Công ty ghi lãi ròng năm 2017 đạt gần 592 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước.

Thuyết minh thu nhập khác của MVN.

Tính tới cuối năm 2017, Tổng Công ty đang ôm khoản lỗ lũy kế tới gần 3,254 tỷ đồng. Tại thời điểm này, tổng tài sản của Công ty đạt mức 28,137.7 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Trong năm, tài sản cố định hữu hình của Công ty giảm giá trị từ 15,337 tỷ đồng xuống còn 13,463 tỷ đồng. Mặt khác, các khoản mục hàng tồn kho, tài sản dở dang dài hạn lại tăng đáng kể. Ngoài ra, khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cũng tăng tới hơn 35% lên 851.6 tỷ đồng.

Xét về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới hơn 71% nguồn vốn của Tổng Công ty. So với đầu năm, nợ phải trả của MVN đã giảm đáng kể hơn 14% nhờ giảm nợ vay tài chính (ngắn hạn và dài hạn).

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98