500 tỷ USD đã biến đổi các đô thị Trung Quốc ra sao?

06/11/2018 20:30
06-11-2018 20:30:00+07:00

500 tỷ USD đã biến đổi các đô thị Trung Quốc ra sao?

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã đổ 500 tỷ USD vào việc xây dựng, kiến thiết lại các đô thị và sắp tới sẽ còn chi nhiều tiền hơn nữa.

Sự thay đổi có thể được nhìn thấy tại Hà Trạch, một đô thị nhỏ khoảng 9 triệu dân ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ở đó, từ năm 2015 đến nay, chính quyền địa phương đã quy hoạch hơn 250,000 căn nhà xưa cũ để xây nên những căn nhà mới, phần lớn được tài trợ bằng tiền được in từ PBoC. Một số căn nhà xây theo kiểu truyền thống với cửa gỗ, bên trên có biển hiệu thư pháp.

Đây là một trong những nỗ lực của Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế chậm chạp của nước này, Chính phủ Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 15 triệu căn nhà mới để thay thế những căn nhà xuống cấp trên quy mô cả nước. Chương trình này tính đến thời điểm hiện tại đã bơm 3.2 ngàn tỷ Nhân dân tệ (463 triệu USD) vào nền kinh tế, bằng việc thay thế những tòa nhà cũ bằng những tòa tháp mới bóng loáng.

Do các biện pháp chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế của nước này nên Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động lên người dân, cũng như thả lỏng những chiến dịch trước đây để giảm thiểu rủi ro nợ xấu và "dọn dẹp lại" lĩnh vực tài chính.

Hiện tại, bằng việc thực thi công cuộc tái thiết những khu nhà ổ chuột nhưng cũng hạn chế các khoản bồi thường đi kèm, Chính phủ đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế đồng thời tránh việc dẫn đến bong bóng nhà đất trên phạm vi cả nước.

Các nhà phân tích dẫn đầu bởi Song Yu, một nhà kinh tế học tại Công ty Chứng khoán Beijing Gao Hua, viết trong một báo cáo: "Việc tái thiết các khu nhà ổ chuột là việc quan trọng vì đây chính là yếu tố then chốt được kiểm soát trực tiếp bởi Chính phủ để kích cầu trong nước. Trên thị trường, có rất nhiều sự quan tâm liệu Chính phủ có giảm bớt mức độ đầu tư liên quan."

Rất khó để đánh giá cao về khả năng cải cách của chương trình, ít nhất là tại các nơi mà nó đã được thực thi. Chương trình hoạt động bằng cách dùng tiền mới in của PBoC để tài trợ nhà ở, tiền mặt, hay cả hai cho cư dân.

PBoC in tiền, rồi cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vay. Đây là ngân hàng chính sách lớn nhất trên thế giới. Ngân hàng này sẽ thông qua công cụ Khoản vay bổ sung, rót tiền vào các địa phương để tài trợ cho cơ sở vật chất ở hầu hết những thành phố nhỏ. Chính quyền địa phương dự tính sẽ trả lại các khoản nợ này từ doanh thu bán đất hay tái thiết.

Hà Trạch là nơi đã cho quy hoạch nhiều nhất ở Trung Quốc. Một trong số những nơi hiếm hoi còn được giữ lại để làm kỷ niệm chính là nhà của ca sĩ Bành Lệ Viện, vợ Tổng Bí thư Tập Cận Bình và là Đệ nhất Phu nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại khu vực đó, những tòa nhà đang mọc lên từ những con đường bụi bặm và việc xây dựng luôn hoạt động ở mức độ cao nhất.

Li Ai’lian là một trong những người nhận được lợi ích bất ngờ này. Năm ngoái, cô được đền bù giải tỏa bằng 3 căn hộ và 300,000 Nhân dân tệ tiền mặt.

"Việc này giúp tôi tiết kiệm được 10 năm làm việc vất vả," cô Li nói. "Nơi chúng tôi ở trước đây, đường xá thì lầy lội, gà vịt chạy khắp nơi. Rất là dơ."

Trong khi chính sách này đã cải thiện cuộc sống của hàng ngàn người như cô Li, thúc đẩy sức tiêu dùng giúp kinh tế tăng trưởng, thì nó cũng gia tăng nợ tại nhiều thành phố nhỏ vốn không mạnh về tài chính. Theo một nhân viên môi giới trong thành phố, tại Hà Trạch, giá nhà đô thị đã tăng gấp đôi lên 8,000 Nhân dân tệ/m2 trong vòng 4 năm qua.

Đó cũng chính là lý do chủ đạo khiến chính quyền đưa ra sắc lệnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cùng với việc ngừng nhận tiền thanh toán trước bằng tiền mặt vì giá nhà đang tăng cao, số lượng nhà trống cũng giảm hẳn.

Hai năm về trước, chỉ có 20% trong tổng dư nợ cho vay mua nhà được thanh toán, hiện nay con số này là 56%, điều này cũng đã giúp tăng giá nhà tại các thị trấn.

Quản lý giá nhà không phải là một vấn đề xa lạ với chính quyền của ông Tập Cận Bình; điều này thuộc về phạm trù ổn định xã hội. Những người mua nhà giận dữ vì các căn hộ được bán ra thấp hơn giá họ phải trả đã bu quanh các văn phòng marketing của các nhà phát triển dự án khắp Trung Quốc trong kỳ nghỉ "tuần lễ vàng", để đòi lại tiền của họ.

Nhà kinh tế học tại Công ty Nomura International Limited ở Hồng Kông đã dùng thuật ngữ là "tiền trực thăng" để ám chỉ khía cạnh thanh toán bằng tiền mặt của chương trình. Thuật ngữ này được Milton Friedman sử dụng để giải thích cách mà các Ngân hàng trung ương thả tiền in mới từ trực thăng để kích giá.

Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà kinh tế học đang tranh luận liệu các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có nên thực thi những hành động như thế để kích cầu hay không.

Mặc dù không chắc chắn liệu chương trình có dừng lại hay không, nhưng về lâu dài sẽ để lại một "rủi ro nghiêm trọng" có thể dẫn đến mất cân bằng về tài chính và tăng trưởng. Thị trường nên để ý đến việc nguồn vốn cho chương trình có thể bị cắt giảm đột ngột tại một số nơi trong tương lai gần.

Nhìn chung, những lo lắng về viễn cảnh của ngành bất động sản đã ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu của những công ty như Country Garden Holdings và China Vanke.

Công ty Tài chính Societe Generale nói rằng việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách chính là mấu chốt giúp cho thị trường nhà ở có triển vọng, Công ty UBS cũng đánh giá chính sách đã đóng góp gần 1/4 nhu cầu của nền kinh tế. Nhân tố quan trọng nhất cho triển vọng của nền kinh tế là khi thị trường bất động sản đạt đến điểm uốn. Larry Hu, một nhà kinh tế học tại Công ty Macquarie Securities, nói rằng: Điều này sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chỉ báo số nhà mới khởi công xây dựng tại những thành phố nhỏ.

Theo chương trình, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 15 triệu căn nhà trong vòng 3 năm tính từ tháng 1 năm nay, hiện tại đã có 5.34 triệu căn đang được xây. Chính phủ vẫn còn chừa không gian để năm sau đạt chỉ tiêu cao hơn nữa.

Hà Trạch đang chuyển mình. Một nhân viên bán hàng của hãng xe hơi Nissan cho biết thành phố này như đang được xây dựng lại từ một trận động đất. Khắp thành phố, những khu nhà truyền thống đã bị san bằng hay đang bị dỡ sập trong khi những khu vực khác thì những chung cư mới toanh và các tiện ích công cộng khác đang mọc lên.

Theo kế hoạch của chính quyền địa phương, Hà Trạch còn phải phá hủy 127,000 căn nhà nữa trong năm nay và đến năm 2020 sẽ phá hủy thêm 122,000 căn nữa. Trong vòng 2 năm qua, thành phố này đã nhận nợ 36 tỷ Nhân dân tệ, mấp mé doanh thu tài khóa 37.1 tỷ Nhân dân tệ.

Xu Li, 33 tuổi, là một trong những người được lợi. Gia đình cô nhận được hai căn hộ 3 phòng ngủ một năm về trước để đổi lại căn nhà cũ. Mặc dù cô cho biết phân nửa số bạn thời trung học của cô đã rời khỏi Hà Trạch để chuyển sang những thành phố khác với cơ hội tốt hơn, thì hiện tại cô vẫn hạnh phúc với quyết định ở lại của cô.

"Có được một căn nhà là một trong những điều khó khăn trong cuộc sống," cô nói, trong khi đang chơi đùa cùng con gái một tuổi trong căn hộ của mình. "Trong chớp mắt, tất cả những thử thách lớn trong đời đều được giải quyết."

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98