Ẩn số “room” ngoại tại Vinaconex

05/11/2018 08:00
05-11-2018 08:00:47+07:00

Ẩn số “room” ngoại tại Vinaconex

Sắp đến ngày SCIC và Viettel bán đấu giá cổ phần Vinaconex nhưng hiện nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa biết room được mua VCG là bao nhiêu...

* Ai sẽ chi ít nhất 7,431 tỷ đồng để gom 349 triệu cp VCG từ tay SCIC và Viettel?

Nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội mua cổ phần hay không, khi Nhà nước thoái vốn tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (mã chứng khoán VCG)? Nếu có, thì tỷ lệ tối đa là bao nhiêu? Nếu không, liệu có thêm một thương vụ tương tự như Sabeco với hơn 70% cổ phần được bán về tay tỷ phú Thái?

Theo công bố thông tin của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tổng Công ty cổ phần viễn thông quân đội (Viettel) về đợt đấu giá bán cổ phần tại Vinaconex, việc tham gia đấu giá cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều được ghi rằng: "Vinaconex là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề nên SCIC khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu kỹ quy định pháp luật Việt Nam về giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp".

Ngày 2/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức có công văn trả lời về việc hướng dẫn thủ tục xin chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài của Vinaconex. Theo đó, việc chốt "room" ngoại là trách nhiệm của Vinaconex và phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Theo các quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP và Thông tư 123/2015/TT-BTC, VCG có trách nhiệm tự rà soát ngành, nghề kinh doanh, xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sau khi xác định được tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận, Vinaconex thực hiện thủ tục chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước khi SCIC và Viettel bán phần vốn nhà nước tại VCG.

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: hiện Vinaconex chưa thực hiện thủ tục thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định tại Thông tư 123/2015/TT-BTC và nhà đầu tư nước ngoài hiện đang sở hữu 10,88% cổ phần VCG.

Vậy hướng xử lý thế nào khi SCIC và Viettel bán phần vốn tại VCG và nhà đầu tư nước ngoài đặt mua? Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện SCIC và Viettel hiện đều là cổ đông lớn của Vinaconex với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 57,71% và 21,28% vốn điều lệ của VCG. Việc bán phần vốn trên cho nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, chiểu theo đăng ký kinh doanh của Vinaconex, có tới 5 ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần, theo qui định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6 2015 của Chính phủ, Phụ lục 4 trong Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành (nghĩa là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%).

5 ngành nghề đó bao gồm: xuất khẩu lao động; xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn; kinh doanh điện thương phẩm; mua bán rượu bia thuốc lá; kinh doanh xăng dầu.

Tuy nhiên, theo công bố thông tin trên bảng điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến thời điểm ngày 30/10/2018 thì room nhà đầu tư nước ngoài của VCG vẫn còn 168.395.551 cổ phần, tương đương 38,12%. Room này được tính trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được phép trừ đi số lượng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.

Đối chiếu với các qui định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VCG nên hiểu là bao nhiêu %? Hiện nay tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của Vinaconex đang là bao nhiêu %? Hướng xử lý như thế nào nếu tỷ lệ sở hữu theo luật qui định là 0%?

Vậy room nước ngoài là bao nhiêu mới đúng quy định? Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo các qui định mà bị hạn chế là 0%. Đây là những nội dung nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi nhằm tránh những rắc rối khi họ tham gia vào mua đấu giá cổ phần Vinaconex.

Hoàng Xuân

vneconomy







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98