Bộ Công Thương: 'Không có chế tài xử lý nông sản 'đội lốt' hàng Việt'

19/11/2018 13:20
19-11-2018 13:20:00+07:00

Bộ Công Thương: 'Không có chế tài xử lý nông sản 'đội lốt' hàng Việt'

Pháp luật hiện nay mới quy định thế nào là sản phẩm Việt với hàng xuất khẩu trong khi bỏ ngỏ với hàng tiêu thụ trong nước. 

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua xuất hiện một số nông sản, thuỷ sản không rõ xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi sản phẩm cùng loại của Việt Nam như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa, khoai tây Đà Lạt...

Việc đội lốt hàng Việt Nam chủ yếu dưới 2 hình thức, một là hàng nhập khẩu được trộn cùng nông sản Việt Nam để bán ra thị trường hoặc hàng nhập khẩu quảng cáo là hàng Việt.

Hành vi gian lận này tuy chưa phổ biến, do đa số sản phẩm của Việt Nam tương đối đặc thù, không dễ để "đội lốt", song Bộ Công Thương cho rằng, đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt, ảnh hưởng tới lòng tin người tiêu dùng.

Khoai tây Trung Quốc được "khoác áo mới" để biến thành khoai Đà Lạt, bán tại các chợ dân sinh. Ảnh: Quốc Dũng

Một trong những nguyên nhân theo cơ quan quản lý là không có quy định pháp luật nào đề cập việc ghi nhãn hàng hoá và thế nào là sản phẩm Việt Nam. Vì thế, thương nhân có thể bán hàng mà không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ và cũng không phải truy xuất nguồn gốc. Còn cơ quan chức năng hầu như không thể phát hiện và xử lý trường hợp nông sản nước ngoài "đội lốt" hàng Việt khi hàng đã vào tới chợ dân sinh. "Thậm chí, ngay cả khi nghi ngờ thì cũng không có căn cứ pháp lý để khẳng định một sản phẩm nào đó 'không phải là sản phẩm của Việt Nam'", Bộ Công Thương thừa nhận.

Cụ thể, Nghị định 43/2017 về nhãn hàng hoá yêu cầu hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, gồm cả hàng nhập khẩu đều phải có nhãn hàng hoá ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, quy định này lại không áp dụng với thực phẩm tươi sống, nông sản, thuỷ sản không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu và đưa vào chợ dân sinh, người bán hoàn toàn có thể bỏ bao bì, nhãn hàng hoá trên đó. Điều này khiến nhà chức trách rất khó xử lý khi một số nông sản nước ngoài "đội lốt" nông sản Việt bán tại các chợ dân sinh.

Ngoài ra, Nghị định 15/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm có đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc với thực phẩm, nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm "không bảo đảm an toàn". Nghĩa là chỉ khi sản phẩm không bảo đảm an toàn thì thương nhân mới phải thực hiện quy trình truy xuất này.

Cũng theo Bộ Công Thương, pháp luật hiện nay mới quy định chi tiết cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam, song mới áp dụng cho hàng xuất khẩu, chứ không phải hàng hoá lưu thông ở Việt Nam. Do vậy, trong nhiều trường hợp các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm là "của Việt Nam" hay không. Chẳng hạn, giống xoài Thái nhưng trồng tại Việt Nam thì quả xoài sau thu hoạch sẽ được gọi là xoài Thái hay xoài Việt, không có quy định nào đề cập vấn đề này.

Ở góc độ quản lý, Bộ Công Thương cho biết đã ban hành Quyết định 334 với nội dung tăng cường quản lý địa bàn, kiểm soát chặt việc vận chuyển, kinh doanh nông sản, thực phẩm nhằm phát hiện, xử lý kịp việc kinh doanh nông sản không rõ xuất xứ, ngăn chặn việc bán không sản có xuất xứ nước ngoài dưới danh nghĩa hàng trong nước.

Bộ Công Thương đã kiến nghịVăn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét, giao Bộ Khoa học & Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành rà soát lại các quy định về ghi nhãn hàng hoá với nông sản, thuỷ sản.

Bộ cũng đề nghị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Còn Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định "như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hoá lưu thông trong nước, nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".

Nguyễn Hoài

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98