Các NHTW Đông Nam Á phòng thủ trước các động thái thắt chặt chính sách của Fed

09/11/2018 17:34
09-11-2018 17:34:27+07:00

Các NHTW Đông Nam Á phòng thủ trước các động thái thắt chặt chính sách của Fed

Các ngân hàng trung ương (NHTW) ở Đông Nam Á đang dần dần đưa ra biện pháp để bảo vệ nền kinh tế và thị trường tài chính ước nhà trước những bất ổn từ đà tăng lãi suất ở Mỹ và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong ngày thứ Năm (08/11), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được đông đảo nhà đầu tư dự báo sẽ nâng lãi suất vào tháng 12/2018 khi thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng vững mạnh. Quan điểm Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách từ từ đã khiến thị trường chứng khoán châu Á lao dốc.

Các NHTW châu Á đang thực hiện nhiều động thái khác nhau để phòng thủ trước các động thái của Fed.

Trong ngày thứ Hai (05/11), Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) và Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) nhất trí tiến tới thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ USD và thỏa thuận repo trị giá 3 tỷ USD.

“Giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu rối ren, thì chúng tôi đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế”, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, nói rõ.

Kết quả là Singapore sẽ củng cố tín dụng của Indonesia để kìm hãm động thái bán tháo mang tính đầu cơ bằng các quỹ phòng hộ và các nhà đầu tư khác. Đồng Rupiah của Indonesia gần đây đã rớt ngưỡng tâm lý quan trọng 15,000 đổi 1 USD xuống mức thấp nhất trong 20 năm, nhưng đã cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại sau thỏa thuận tháng 10/2018.

Phần lớn các thỏa thuận hoán đối tiền tệ song phương ở châu Á đều có sự tham gia của các cơ quan tiền tệ Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Quyết định để củng cố tín dụng của một quốc gia láng giềng của MAS là “rất bất thường”, dựa trên nguồn tin thân cận.

Thế nhưng tâm lý của nhà đầu tư về Indonesia vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Trước đó, NHTW Indonesia đã 5 lần nâng lãi suất kể từ tháng 5/2018 và có khả năng sẽ nâng thêm một lần nữa trong năm nay để ngăn chặn đà suy yếu của đồng Rupiah.

Trong khi đó, Thái Lan được cho là sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm. Hiện lãi suất chính sách của nước này được giữ ở mức khá thấp 1.5%. NHTW Thái Lan lo ngại về tình trạng quá nhiệt trên thị trường bất động sản sau nhiều năm giữ lãi suất ở mức thaoas. Tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay thế chấp từ các tổ chức tài chính tại cuối tháng 6/2018 ở mức 3.4%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với thời điểm 3 năm trước. Tại cuộc họp chính sách gần nhất, 2 trong số 7 thành viên của ủy ban ủng hộ nâng lãi suất.

Các NHTW Đông Nam Á giờ còn phải chịu thêm áp lực và phải thực hiện động thái để phòng thủ trước lộ trình nâng lãi suất của Fed. Lãi suất nội địa thấp cũng khiến quốc gia đó trở nên tương đối kém hâp dẫn trong mắt nhà đầu tư và có thể châm ngòi cho làn sóng thoái vốn và sự suy giảm của đồng nội tệ.

Chứng khoán Indonesia giảm 1.5% trong ngày thứ Sáu (09/11) sau khi Fed không cho thấy dấu hiệu sẽ giảm nhịp độ nâng lãi suất. Các thị trường ở Singapore, Thái Lan, Philippines và Malaysia cũng bị tác động mạnh.

Các NHTW trong khu vực bị buộc phải trấn an các nhà đầu tư đang lo lắng về các thị trường mới nổi. Đông Nam Á cũng dễ bị tổn thương trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vì gần với Trung Quốc.

Ở Philippines – nơi lạm phát ngày càng tăng, NHTW đã quyết định nâng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp vào cuối tháng 9/2018. Ngoài ra, MAS của Singapore cũng thắt chặt chính sách tiền tệ tại hai cuộc họp trong năm nay, tháng 4 và tháng 10/2018.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thiết lập một thỏa thuận hoán đối tiền tệ đa phương với Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc với tên gọi là Sáng kiến Chiang Mai. Nhiều quốc gia cũng có các thỏa thuận song phương, như với Nhật Bản và Trung Quốc.

Các khuôn khổ nhiều tầng như thế này là để thúc đẩy tín dụng và Sáng kiến Chiang Mai chưa bao giờ được sử dụng. Nhiều thành viên của thỏa thuận này cũng có tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh so với các quốc gia phát triển. Và không như Pakistan – quốc gia bị buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đông Nam Á không hề đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Các NHTW trong khu vực được cho là sẽ tiếp tục cân nhắc các biện pháp để duy trì hoặc bảo vệ đồng tiền của họ.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98