Donald Trump - Tổng thống CEO và những chuyện không tưởng

15/11/2018 20:30
15-11-2018 20:30:00+07:00

Donald Trump - Tổng thống CEO và những chuyện không tưởng

Donald Trump là tổng thống đầu tiên của Mỹ có xuất thân là một Giám đốc điều hành (CEO), do vậy, ông có đầy đủ kiến thức kinh doanh để vận hành nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Theo Matt Egan, tác giả bài viết trên CNN, qua 2 năm kể từ ngày đắc cử, ông Trump - một doanh nhân tỷ phú - lại điều hành đất nước theo cách trái ngược với những gì mà một CEO tân tiến sẽ làm.

Hội đồng CEO của ông Trump đã tỏ ra bất bình trước những lời bình luận có tính chống đối của ông về cuộc bạo động ở Charlottesville. Ông Trump đã tuyển dụng nhiều CEO vào bộ máy chính quyền của ông, nhưng có vẻ họ không phù hợp lắm với vai trò đó. Ông chủ của ExxonMobil Rex Tillerson bị sa thải qua Twitter. Chủ tịch của Goldman Sachs, Gary Cohn, thì từ chức sau sự kiện ông Trump ra lệnh đánh thuế xuất nhập khẩu như một phần của chính sách bảo hộ thương mại.

Giới doanh nghiệp Mỹ yêu thích việc giảm thuế và bãi bỏ một số điều lệ của ông Trump, hai điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích cầu thị trường một cách đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, họ lại không hài lòng với chính sách về thuế xuất nhập khẩu, chiến tranh thương mại với Trung Quốc và những nỗ lực để ngăn cản việc nhập cư (bất kể việc lực lượng lao động đang thiếu hụt nghiêm trọng) xuất phát từ tư tưởng dân túy của ông Trump.

Jeffrey Sonnenfeld, Trưởng khoa Tư vấn Quản trị tại Trường Quản lý Yale, phát biểu: "Chính sách thuế quan, chiến tranh thương mại và chống nhập cư giống như 'lời nguyền' đối với giới kinh doanh. Họ rất ghét như vậy."

Tấn công vào giới doanh nghiệp

Các CEO tại những công ty lớn ở Mỹ biết rằng ông Trump có thể công kích hay "hất cẳng" họ vào bất cứ lúc nào. Vị Tổng tư lệnh này đã phá vỡ tiền lệ khi công kích một vài vị CEO cũng như những nhà quản lý cao cấp tại Mỹ.

Ông Trump không từ bỏ một ai từ Jeff Bezos - CEO của Amazon, đến Ken Frazier - ông chủ của Merck, một trong những doanh nhân da màu ưu tú nhất của đất nước. Có thể kể tiếp là Harley-Davidson và NFL (Giải Bóng bầu dục Quốc gia). Đó là chưa kể đến những lần buộc tội liên tiếp tới giới báo chí, trong đó có CNN, New York Times, NBC và Washington Post.

Ông Trump lần nữa dấy lên nguy cơ đánh sụp Thung lũng Silicon. Ông buộc tội Google, Facebook và Twitter đã ra sức khống chế những thành viên Đảng Bảo thủ - và tất nhiên, cả ba công ty đều phủ nhận cáo buộc này. Ông Trump nói với trang web Axios rằng chính quyền của ông đang tìm kiếm những phần tử bạo động tiềm tàng của Amazon, Facebook và Google.

Giới doanh nghiệp ở Mỹ thì lại có mối quan hệ khá bền vững với chính quyền của ông Trump, vốn được kỳ vọng sẽ là chính quyền gần gũi với giới doanh nghiệp nhất từ trước đến nay. Mặc dù không có nhiều CEO tên tuổi ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử, thậm chí là ngay cả lúc bầu chọn ứng viên cho Đảng, nhưng hầu hết đều ủng hộ ông sau khi ông giành được chiến thắng.

CEO thích sự ổn định, chứ không phải mâu thuẫn

Ông Trump đã đưa ra hứa hẹn về một sự thống nhất và những chương trình có lợi cho doanh nghiệp.

"Tôi đã dành cả cuộc đời để kinh doanh, nhìn thấy những tiềm năng chưa được khai phá ở nhiều dự án và con người khắp nơi trên thế giới," ông Trump chia sẻ trong bài diễn văn chiến thắng hai năm về trước. "Đó là những gì tôi muốn làm nhất cho đất nước của chúng ta vào lúc này."

Nhưng ông Sonnenfeld nói ông Trump đã làm những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thất vọng.

Ông Sonnenfeld, Nhà sáng lập và Chủ tịch của Chief Executive Leadership Institute - một tổ chức phi lợi nhuận tập trung về điều hành doanh nghiệp, nói rằng: "Ông ấy đại diện cho sự mâu thuẫn - họ thì không thích điều đó. Họ thích sự ổn định và một xã hội hài hòa."

Phong cách lãnh đạo của ông Trump hầu như không giống bất kỳ một nhà điều hành doanh nghiệp nào, ông Sonnenfeld nói. "Việc đó cứ như Vince McMahon đang làm Tổng thống Mỹ vậy."

Chiến tranh thương mại và lạm phát

Các doanh nghiệp tại Mỹ đã có được một vài điều họ mong muốn từ chính quyền hiện tại.

Việc giảm thuế đã đánh dấu sự bùng nổ trên thị trường chứng khoán vào cuối năm 2016 và 2017, cũng như khối lượng mua lại cổ phiếu và lợi nhuận kỷ lục trong năm nay.

Ông Trump đã thiết lập nên những quy định có lợi cho doanh nghiệp, và nới lỏng những luật lệ hậu khủng hoảng đang áp đặt lên ngành ngân hàng.

Nhưng bên cạnh đó, ông ấy cũng rơi vào chủ nghĩa dân túy và có nhiều chỗ đi ngược lại với lợi ích của giới doanh nghiệp trong quá trình điều hành đất nước.

Sự tăng trưởng ở thị trường chứng khoán do Trump mang lại bắt đầu trở nên nhạt nhòa khi tác động kích cầu của việc giảm thuế dần suy yếu. Sau đợt bùng nổ vào năm 2017, thị trường đang trở nên hỗn loạn hơn. Nhà đầu tư lo ngại rằng việc cắt giảm thuế có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tích cực nâng lãi suất để ngăn chặn lạm phát khi thị trường đang quá nóng.

"Nền kinh tế thật sự cần phải hạ nhiệt để tránh những thiệt hại đáng sợ do tình trạng quá 'nóng' mang lại," Jan Hatzius, chuyên gia phân tích kinh tế chính tại Goldman Sachs, viết trong báo cáo gửi tới khách hàng trong tuần này.

Đó là lý do tại sao Goldman Sachs đang kêu gọi Fed nên tiến hành 5 lần nâng lãi suất, hoặc chí ít cũng nhiều hơn 2 lần so với những gì mà Wall Street đang dự đoán.

Tương tự như vậy, đang có nhiều lời phàn nàn về thuế xuất nhập khẩu và chi phí nguyên liệu thô tăng cao. Ngoài ra, nỗi sợ về chiến tranh thương mại cũng đang góp phần vào sự bất ổn trên thị trường.

"Những chính sách của chính quyền Trump trong năm đầu tiên hỗ trợ cho sự tăng trưởng rất tốt, thị trường chứng khoán cũng theo đó mà hưởng lợi," Kristina Hooper, Chuyên viên chiến lược thị trường toàn cầu tại Invesco, viết phân tích cho khách hàng. "Năm thứ hai thì lại chứng kiến nhiều chính sách đi ngược lại với sự tăng trưởng kinh tế - chủ yếu là chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước - và thị trường chứng khoán cũng theo đó có những kết quả khác nhau từ đầu năm đến giờ."

Hiện tại, các CEO đang phân vân không biết 3 năm tiếp theo ông Trump sẽ làm lợi lạc cho giới kinh doanh trở lại hay là một ông Trump "dân túy" sẽ lộng hành.

Tuệ Nhiên (Theo CNN)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98