Dòng vốn từ phương Đông

05/11/2018 13:00
05-11-2018 13:00:00+07:00

Dòng vốn từ phương Đông

Sau bao đồn đoán kéo dài suốt 2 năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) đã chính thức công bố thông tin về việc sẽ phát hành riêng lẻ hơn 603.3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 17.65% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank của Hàn Quốc. Thông tin trên cũng đã giúp cổ phiếu BIDV liên tục leo dốc trong những phiên vừa qua.

Là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô thuộc top đầu trong hệ thống, tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động kinh doanh của BIDV không tăng trưởng nhanh được như kỳ vọng, chủ yếu là do hệ số an toàn vốn thấp (CAR) cận kề ngưỡng quy định 9%. Trong khi vốn tự có cấp 1 không thể tăng thêm, vốn tự có cấp 2 chạm ngưỡng giới hạn, BIDV còn phải có trách nhiệm chia cổ tức theo yêu cầu của cổ đông lớn, khiến hoạt động tăng vốn gần như bất khả thi trong suốt thời gian qua.

Âu Mỹ rời đi, nhà đầu tư Đông Á thế chỗ

Thật ra thông tin KEB Hana Bank sẽ trở thành cổ đông chiến lược đã xuất hiện từ đầu năm 2017 khi Chủ tịch Kim Jung Tai của KEB Hana Bank có buổi gặp gỡ với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Tiếp đó vào cuối tháng 08/2017, BIDV đã ký kết thỏa thuận sơ bộ với Ngân hàng Hàn Quốc này và đến tháng 3 năm nay theo hãng tin Business Korea cho biết KEB Hana Bank đang tiến hành thủ tục để mua cổ phần của BIDV.

Đáng lưu ý là thương vụ giữa KEB Hana Bank và BIDV một lần nữa cho thấy xu hướng dòng vốn từ khu vực Đông Á đang chảy rất mạnh vào thị trường Việt Nam, không chỉ ở các lĩnh vực khác nói chung mà còn là lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Đơn cử như hồi tháng 3 năm nay, Ngân hàng Techcombank đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Kỹ Thương (TechcomFinance) cho Công ty Lotte Card Co., Ltd thuộc Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc).

Trước đó hồi cuối năm 2017, một ngân hàng Hàn Quốc khác là Shinhan Bank cũng đã mua lại mảng bán lẻ từ ngân hàng ANZ của Úc, để trở thành ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại với mạng lưới 26 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc và hơn 1,400 nhân sự.

Trong khi đó, những cổ đông chiến lược nước ngoài khác đang nằm tại các ngân hàng Việt Nam cũng có không ít các tổ chức tài chính đến từ Đông Á, như Ngân hàng Mitsubishi đang nắm giữ hơn 19.7% vốn tại VietinBank, Ngân hàng Sumitomo Mitsui đang sở hữu 15% cổ phần tại Eximbank và Ngân hàng Mizuho cũng chiếm tương tự 15% vốn tại Vietcombank. Cả 3 ngân hàng trên đều đến từ Nhật Bản.

Gần đây thương vụ quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) đàm phán mua cổ phần tại Vietcombank sau một thời gian im ắng cũng đang được nhắc đến trở lại, sau khi Ngân hàng Nhà nước cho phép Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 10% hồi tháng 9. Tuy nhiên, thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng thêm vốn này thì cả cổ đông nước ngoài hiện nay của Vietcombank là ngân hàng Mizuho cũng có thể trở thành đối tác tiềm năng.

Có thể thấy trong khi các ngân hàng phương Tây liên tiếp rời đi trong thời gian qua, như HSBC thoái vốn tại Techcombank, Standard Chartered Bank rút khỏi ACB, Commonwealth bán lại mảng bán lẻ cho VIB và ANZ cũng rời khỏi thị trường Việt Nam, thì các nhà đầu tư đến từ Đông Á tiếp tục gia tăng sự hiện diện tại đây, không chỉ thông qua các thương vụ mua lại, tăng tỷ lệ sở hữu mà còn thành lập hoặc mở rộng mạng lưới hoạt động.

Phía sau xu hướng này là gì?

Kể từ sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm 2015, Đông Nam Á đã trở thành sân chơi chung cho tất cả các nước trong khu vực. Hiện diện tại bất kỳ nước nào trong 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á, nhà đầu tư không chỉ có cơ hội phục vụ cho lượng khách hàng tiềm năng tại quốc gia đó, mà còn nhắm tới hơn 650 triệu dân của cộng đồng này.

Trong khi đó, Việt Nam thời gian qua được đánh giá là có nền kinh tế và chính trị ổn định nhất trong khu vực, do đó các nhà đầu tư muốn gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam cũng không có gì lạ. Đặc biệt miếng báng thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn chưa được khai thác hết, trong khi tại địa bàn còn quá ít tay chơi nổi bật.

Tuy nhiên, xu hướng đáng chú ý như đã nói là trong khi các nhà đầu tư trong khu vực châu Á tăng cường sự hiện diện, thì các ngân hàng Âu Mỹ lại rời đi. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi tổ chức, mà thực tế là các ngân hàng Âu Mỹ sau một thời gian phát triển ồ ạt đang có xu hướng tái cấu trúc tổ chức, đặc biệt là trong bối cảnh các Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đang thắt chặt chính sách nhanh hơn, khiến chi phí vốn tại những quốc gia này cũng tăng theo.

Ngược lại, chính sách tiền tệ tại các nước trong khu vực Đông Á vẫn đang thiên về xu hướng nới lỏng. Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) trong cuộc họp chính sách hôm 31/10 tiếp tục duy trì lãi suất ở mức âm 0.1%, lãi suất cơ bản tại Hàn Quốc vẫn ở mức thấp 1.5% so với mức 2.5 – 3% của những năm trước, còn tại Trung Quốc thì hàng loạt giải pháp nới lỏng tiền tệ và kích thích nền kinh tế tiếp tục được thực thi. Rõ ràng với dòng tiền rẻ vẫn dồi dào thì các nhà đầu tư Đông Á sẽ còn tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các thị trường khác.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là sự tương đồng về văn hóa, theo đó giúp các tổ chức này có thể áp dụng những sản phẩm đã có sẵn nhắm đến những phân khúc khách hàng phù hợp, do đã phần nào thấu hiểu đặc thù khách hàng trong khu vực. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý gần cũng giúp việc quản lý có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, trong khi việc tuyển dụng, điều chuyển nguồn nhân lực cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, với dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các nước Đông Á đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam trong thời gian qua, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thì việc các ngân hàng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam không chỉ để phục vụ các khách hàng bản địa mà cũng có mục tiêu phục vụ cho nhóm các nhà đầu tư này. Như trường hợp của Shinhan Bank, tăng cường mở rộng mạng lưới bên cạnh việc nhắm đến 93 triệu người dùng Việt Nam, còn để phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp Hàn Quốc đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Trong khi các nhà đầu tư trong khu vực châu Á tăng cường sự hiện diện, thì các ngân hàng Âu Mỹ lại rời đi. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi tổ chức, mà thực tế là các ngân hàng Âu Mỹ sau một thời gian phát triển ồ ạt đang có xu hướng tái cấu trúc tổ chức, đặc biệt là trong bối cảnh các Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đang thắt chặt chính sách nhanh hơn, khiến chi phí vốn tại những quốc gia này cũng tăng theo.

*BIDV sẽ phát hành hơn 603.3 triệu cp cho KEB Hana Bank

Nhung Võ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98