Khi CII “ơn trời…”, liệu cổ đông có thêm thất vọng?

28/11/2018 11:00
28-11-2018 11:00:39+07:00

Khi CII “ơn trời…”, liệu cổ đông có thêm thất vọng?

Sau một thời gian khá im ắng, mới đây trên trang mạng xã hội của CII, Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình đã có những chia sẻ liên quan đến các hoạt động sắp tới của Công ty, trong đó có đoạn: “Ơn trời, mặc dù còn một ít việc phải làm, nhưng CII đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để có thể tiến về phía trước theo như kế hoạch đã đặt ra. Đã đến lúc phải nỗ lực hết sức, làm việc ngày đêm, để lấy lại khoảng thời gian đã mất trong gần một năm vừa qua…”.

Ẩn ý phía sau câu nói trên khá rõ ràng, nhất là ngược thời gian nhìn lại những gì mà CII mang lại cho cổ đông trong vòng 9 tháng qua - đó là sự ảm đạm, thất vọng và nghi ngờ. Còn ở thì tương lai, “tiến về phía trước theo như kế hoạch đã đặt ra” có thỏa lòng mong mỏi của cổ đông hay không vẫn là ẩn số và thách thức lớn cho CII?

Những chia sẻ của lãnh đạo CII trên trang mạng xã hội của Công ty.

Nguồn thu lớn dịch chuyển từ thu phí sang bất động sản có xáo trộn kết quả cuối cùng?

Nguồn thu của CII đến từ hoạt động thu phí giao thông; xây dựng theo hợp đồng BT; hoạt động xây dựng, duy tu, xây lắp công trình; hoạt động cung cấp lắp đặt vật tư thiết bị ngành nước; hoạt động bán hàng; cung cấp nước sạch; cung cấp dịch vụ hạ tầng; kinh doanh bất động sản. Trong đó, doanh thu từ hoạt động thu phí giao thông luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 33-48%) trong cơ cấu doanh thu của CII từ năm 2015 - 2017. Tuy nhiên, bước sang năm 2018, tỷ trọng này có sự biến đổi rất lớn khi lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm gần 50%, còn thu phí giảm mạnh xuống mức gần 20%.

Cơ cấu doanh thu của CII trong năm 2017 và 9 tháng 2018

Sự biến động lớn này chủ yếu do CII kết thúc thu phí tại trạm Xa lộ Hà Nội để hoàn vốn đầu tư dự án chuyển nhượng quyền quản lý thu phí giao thông cầu Rạch Chiếc mới từ ngày 31/12/2017. Đồng thời, CII chưa bắt đầu thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn từ ngày 01/01/2018. Theo lý giải của CII, Công ty cần thời gian để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng và hoàn tất một số thủ tục pháp lý.

Dù vậy, lãnh đạo CII khẳng định: "Việc thay đổi thời điểm bắt đầu thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận và dòng tiền của CII trong năm 2018 cũng như các năm tiếp theo do việc này đã được phản ánh trong kế hoạch tài chính của Công ty".

Mặc dù lãnh đạo CII đã trấn an cổ đông như vậy trong thông báo hồi đầu năm 2018, nhưng những gì mà CII làm được trong 9 tháng qua đang khiến cổ đông nghi ngờ kế hoạch này.

Có lẽ không ít cổ đông sẽ tự hỏi, liệu có phải CII lại tiếp tục “làm một quý ăn cả năm” như năm 2017 hay không khi mà quý 1/2017 lãi đột biến 1,227 tỷ đồng, trong khi quý 3 sau đó đột ngột báo lỗ 66 tỷ đồng và quý 4 chỉ phục hồi vỏn vẹn 11 tỷ đồng. Cũng đáng lưu ý, lãi ròng quý 1/2017 của CII đột biến chủ yếu nhờ lãi từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào Công ty CII B&R và VPII (1,221 tỷ đồng) chứ thực chất không đến từ hoạt động chính của Công ty, mà thậm chí doanh thu thuần còn giảm đáng kể so với cùng kỳ.

Tình hình kinh doanh của CII trong thời gian gần đây
(Đvt: Tỷ đồng)

Còn khởi đầu năm 2018 của CII lại không được “sáng sủa” như cùng kỳ mà chỉ ghi nhận con số lợi nhuận bèo bọt 2 tỷ đồng; các quý liền sau cũng không khả quan hơn là bao khi lợi nhuận chỉ lần lượt 33 tỷ đồng và 30 tỷ đồng. Kết lại 9 tháng, CII chỉ lãi ròng hơn 70 tỷ đồng dù doanh thu thuần vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan với 56% so cùng kỳ.

So với kế hoạch doanh thu 6,300 tỷ đồng và lãi ròng 1,210 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thường niên 2018 thông qua thì với kết quả trên, CII chỉ mới thực hiện được 35% kế hoạch doanh thu và chưa đến 6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Vậy chỉ trong quý cuối năm, liệu CII có đủ sức gánh vác hơn 1,000 tỷ lợi nhuận cho cả năm như hồi quý 1/2017 nhờ… hoạt động tài chính?

Thực tế CII đang làm gì?

Trong mảng bất động sản, hiện CII đang hợp tác với HongKong Land xây dựng dự án Thủ Thiêm River Park với tổng vốn đầu tư hơn 9,300 tỷ đồng. Dự án này được khởi công xây dựng từ đầu tháng 4/2018 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021. Theo CII, lợi nhuận dự án này trong quý 4/2018 sẽ giúp Công ty tiến gần hơn kế hoạch năm.

Ngoài ra, Công ty Khu bắc Thủ Thiêm (công ty con của CII) hiện đang triển khai 2 trong tổng số 5 dự án thuộc cụm Lakeview. Trong đó, dự án Lakeview 1 dự kiến đến cuối quý 2/2018 sẽ thu đến 95% và sẽ thu tiếp 5% khi giao sổ hồng. Dự án Lakeview 2 dự kiến sẽ thu đến 95% tại cuối năm 2018. Song song với việc thi công 2 dự án này, Công ty Khu bắc Thủ Thiêm hiện cũng đang triển khai thiết kế các dự án căn hộ cao cấp thấp tầng còn lại trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngoài ra, CII còn có dự án xây dựng cao ốc văn phòng tại số 152 Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, TPHCM với tổng mức đầu tư 2,212 tỷ đồng; dự án Dimond Riverside (liên doanh với NBB) có tổng vốn đầu tư 1,960 tỷ đồng, tọa lại tại đường Võ Văn Kiệt, quận 8, TPHCM.

Đối với hoạt động thu phí, các dự án đã đầu tư và đang thu hồi vốn của CII gồm có dự án tuyến tránh Phan Rang – Tháp Chàm, dự án Cầu Rạch Miễu – Quốc lộ 60 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, dự án DT741, dự án Cầu Sài Gòn, dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận.

Ngoài ra, dự kiến, dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội, Bình Triệu giai đoạn 2 và Rạch Miễu giai đoạn 2 sẽ bắt đầu nhượng quyền thu phí trong năm 2019. Đồng thời, dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cũng dự kiến bắt đầu thu phí từ quý 3/2020.

Gánh nặng lãi suất cao trong tương lai

Tính đến thời điểm hiện tại, CII đã phát hành gần 3,033 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chủ yếu dùng để tài trợ các dự án BOT.

Cụ thể, tại thời điểm 30/09/2018, vay nợ tài chính ngắn hạn của CII chiếm 3,478 tỷ đồng và dài hạn là 7,507 tỷ đồng, trong đó trái phiếu phát hành cho các định chế tài chính chiếm 1,682 tỷ đồng. Ngoài ra, CII có 1,351 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phát hành cho RAM. 

Chính việc dùng đòn bẩy tài chính lớn khiến tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của CII tăng từ mức 122.91% của năm 2017 lên 142.56% vào cuối tháng 9/2018. Điều này dẫn đến chi phí lãi vay/doanh thu thuần của CII tăng mạnh lên 29.48% vào quý 3/2018, trong khi quý 4/2017 chỉ 12.34%.

Tình hình vay nợ và dòng tiền của CII trong những năm qua

Chưa dừng lại ở đó, theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017-2022, chiến lược đầu tư của CII là tập trung vào những dự án hạ tầng quy mô lớn, vì thế, Công ty đã nhắm đến việc phát hành trái phiếu có thời hạn dài cho các các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn lớn.

Và ngày 09/11/2018, CII đã nhận được thông báo chính thức từ GuarantCo về việc chấp thuận nguyên tắc bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp do CII phát hành. CII cho biết, Công ty đang trong quá trình thương thảo về các điều khoản bảo lãnh trái phiếu của GuarantCo. Theo đó, một số điều khoản cơ bản như tổng giá trị dự kiến phát hành là 1,150 tỷ đồng và được Guarantco bảo lãnh thanh toán 100%. Thời hạn bảo lãnh tối đa 10 năm. Lãi suất dự kiến khoảng 7%/năm.

Như vậy, không chỉ hiện tại, CII lên kế hoạch dài hơn cho cả thời gian phía trước để tiếp tục huy động vốn qua kênh trái phiếu thì rõ ràng gánh nặng lãi suất sẽ cao hơn trong tương lai.

Trong khi đó, trên thị trường, cổ phiếu CII đã ghi nhận mức giảm hơn 18% trong vòng 1 năm qua, hiện đang quanh mốc 26,000 đồng/cp. Đồng thuận với hướng đi xuống của giá cổ phiếu thì khối lượng giao dịch của CII cũng không còn sôi động như thời kỳ trước, bình quân chỉ hơn 800,000 đơn vị/phiên.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...

ĐHĐCĐ BCR: Mục tiêu trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất cả nước

Sáng ngày 25/04/2024, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) đã được tiến hành với tỷ lệ cổ đông tham dự tại thời điểm khai mạc là 74.99%.

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup không buông bỏ VinFast

Sáng 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC) thông qua kế hoạch kinh doanh. Cuối năm nay Tập đoàn dự kiến niêm yết Vinpearl. Mảng xe...

ĐHĐCĐ Saigonbank: Lãi trước thuế quý 1 giảm 35%

Sáng ngày 25/04/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh và phân phối lợi...

FTS lên kế hoạch đi lùi trong quý 2

HĐQT CTCP Chứng khoán FPT (FTS, HOSE: FTS) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh quý 2/2024 với lãi trước thuế 124 tỷ đồng, đi lùi so với cùng kỳ năm trước.

TGĐ Sabeco: Không thể đợi mưa ngừng, gió lặng, phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 25/04, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng bất...

Phát Đạt lãi quý 1/2024 gấp đôi cùng kỳ nhờ đâu?

Nhờ giảm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính bên cạnh lợi nhuận khác đột biến mà CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đạt lợi nhuận ròng hợp nhất quý...

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98