Lọc dầu Dung Quất muốn được hưởng ưu đãi như Nghi Sơn

06/11/2018 13:49
06-11-2018 13:49:17+07:00

Lọc dầu Dung Quất muốn được hưởng ưu đãi như Nghi Sơn

Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ cho phép Lọc dầu Dung Quất (BSR) hưởng một số ưu đãi như Nghi Sơn để đảm bảo cạnh tranh.

Theo văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi gửi Chính phủ, Chủ tịch tỉnh Trần Ngọc Căng cho biết, hiện nguồn cung xăng dầu trên thị trường đang rơi vào cảnh "cung vượt cầu" do cùng lúc thị trường được tiếp nguồn từ 2 nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, giá và cầu thị trường thấp khiến việc tiêu thụ sản phẩm các nhà máy khó khăn.

Đến cuối tháng 9, Lọc dầu Nghi Sơn đã bán ra thị trường gần 1 triệu m3 xăng dầu, khiến thị trường tiếp tục dư thừa một lượng lớn do khối lượng Nghi Sơn sản xuất từ tháng 6 vẫn chưa tiêu thụ hết và đang nằm ở các kho tại khu vực phía Bắc và Nam.

Mặt khác, giá bán xăng dầu quá thấp khiến mức chiết khấu trên thị trường thay đổi liên tục, ảnh hưởng lớn đến đầu ra và tồn kho của nhiều đầu mối. Với cung nội địa khá lớn, nhất là khả năng lượng cung sẽ vượt cầu khoảng 800.000 đến một triệu m3 xăng các loại.

"Lọc dầu Nghi Sơn đưa sản phẩm ra thị trường nội địa từ tháng 5/2018, đúng khi  nhu cầu thị trường thấp, trong khi đó nguồn cung từ nhập khẩu và nguồn hàng của BSR khá dồi dào, khiến thị trường dư thừa nguồn cung, nên việc tiêu thụ và giá bán các sản phẩm xăng dầu của BSR bị ảnh hưởng lớn theo hướng bất lợi", văn bản của UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu.

Một góc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: BSR

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng nêu một số khó khăn về chính sách liên quan tới thuế áp lên dầu thô nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các nhà máy lọc dầu đang có sự chênh lệch.

Theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế nhập khẩu dầu thô là 5% nếu có xuất xứ từ các nước, khu vực không thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam như Azerbaijan, Libya... Trong khi đó, thuế suất nhập khẩu dầu thô là 0% được áp dụng với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Điều này, theo tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược dầu thô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR vì dầu thô Azeri (xuất xứ từ Azerbaijan) là dầu thô chiến lược của Lọc dầu Dung Quất.

Dẫn một loạt Nghị định của Chính phủ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cho hay, hiện các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên dầu thô khi xuất khẩu sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (gồm cả xuất khẩu trực tiếp từ BSR hoặc thông qua các đầu mối), đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu sản phẩm trong trường hợp nguồn cung nội địa vượt cầu.

Báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi cũng đưa ra bảng so sánh chính sách bất lợi của BSR so với các cơ chế ưu đãi mà Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng. Đơn cử, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng cơ chế ưu đãi 3-5-7 (cấp bù 3% với hoá dầu, 5% cho LPG, 7% xăng, dầu khi bán nội địa), trong khi Lọc dầu Dung Quất đã bỏ cơ chế này.

Lọc dầu Nghi Sơn cũng được hưởng thuế nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu sản phẩm là 0%, trong khi Dung Quất chịu thuế suất lần lượt là 5% và không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào tương ứng nếu xuất khẩu sản phẩm...

Bên cạnh đó, Lọc dầu Dung Quất đang gặp khó khăn trong triển khai dự án nâng cấp, mở rộng do không được Chính phủ bảo lãnh vay vốn, ảnh hưởng trong thu xếp vốn và hiệu quả dự án này. Dự án này cũng đang chậm tiến độ do vẫn chưa được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), dù doanh nghiệp đã có báo cáo giải trình, bổ sung phương án xử lý liên quan tới 1,6 triệu m3 vật liệu nạo vét đáy biển bằng phương pháp nhận chìm như yêu cầu của Bộ.

Trước những khó khăn của Lọc dầu Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ cho phép BSR được hưởng một số chính sách ưu đãi ngang bằng với Lọc dầu Nghi Sơn.

Với mức thuế suất nhập khẩu dầu thô đang chênh lệch giữa 2 nhà máy lọc dầu, Quảng Ngãi đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh thuế suất nhập khẩu dầu thô Azeri từ Azerbaijan và các loại dầu thô nhập khẩu từ các thị trường khác của Lọc dầu Dung Quất về 0% như đang áp dụng cho Nghi Sơn.

Loại bỏ các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên dầu thô ra khỏi danh sách các sản phẩm không chịu thuế VAT khi xuất khẩu, gồm xuất khẩu trực tiếp từ Lọc dầu Dung Quất hoặc thông qua các đầu mối. Cho phép BSR tiếp tục sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 2 như thiết kế cho tới khi nhà máy hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Chính phủ giữ nguyên cơ chế đang có hiệu lực thi hành tại Quyết định 1725 của Thủ tướng cho phép doanh nghiệp tự chủ về tài chính, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Với dự án nâng cấp, mở rộng Lọc dầu Dung Quất, Chủ tịch Trần Ngọc Căng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ BSR thay thế việc cấp bảo lãnh Chính phủ để doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính huy động vốn vay trên thị trường vốn, triển khai dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường sớm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cấp, mở rộng.

Nhà máy Dung Quất thuộc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có vốn đầu tư ban đầu khoảng 3 tỷ USD, và tiếp tục mở rộng lên gần 5 tỷ USD năm 2015. Từ năm 2009 đến tháng 8/2018, nhà máy này đóng góp 90% tổng thu ngân sách hằng năm của tỉnh Quảng Ngãi, gần 7 tỷ USD. 

Nguyễn Hoài

VNEXPRESS





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98