Nhịp đập Thị trường 12/11: Đánh lên cuối phiên

12/11/2018 14:20
12-11-2018 14:20:35+07:00

Nhịp đập Thị trường 12/11: Đánh lên cuối phiên

Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường hầu hết đều đóng cửa ở mức gần như cao nhất trong phiên.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng 3.83 điểm tương đương 0.42% lên mức 918.12 điểm. HNX-Index tăng 0.36% lên mức 103.37 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá cân bằng với 324 mã tăng điểm và 323 mã giảm điểm. Bên mua đã dần chiếm lại ưu thế vào cuối phiên.

Có đến 13 trong 25 ngành tăng giá cho thấy sự bi quan đang giảm dần. Các ngành lớn và mang tính dẫn dắt như ngân hàng, khai khoáng, chứng khoán, bảo hiểm... đều tăng trưởng.  

Điểm đáng chú ý nhất là sự trỗi dậy của ngành khai khoáng. Đi đầu là PVS, kế đến là các mã PVD, PVC, PVB… Ngành này tăng mạnh nhất thị trường.

Biến động của PVD trong vòng 12 tháng qua

Ngành ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0.28% nhưng sự hồi phục này có ý nghĩa rất lớn với toàn thị trường. Những điểm sáng như TPB, VPB, BID, … đã giúp ngành này thoát khỏi một phiên giảm điểm.

Ngành bất động sản đi ngang và phân hóa khá mạnh. Trong khi nhiều cổ phiếu giữ giá tốt như NVL, PDR, VIC, VHM thì DXG, FLC, HPX, SCR… lại lao dốc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư bắt đáy những mã cổ phiếu tốt trong ngành.

Khối ngoại bán ròng 215.57 tỷ trên HOSE và mua ròng 31.05 tỷ trên HNX. Nếu khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng.

14h: Sắc xanh trở lại

Đầu phiên chiều, VN-Index biến động nhẹ quanh mức tham chiếu. Các tín hiệu tích cực đang dần quay lại với thị trường. Tuy nhiên, việc khối lượng thấp cùng tâm lý thận trọng của giới đầu tư khiến chỉ số chưa thể có bứt phá.

Mở cửa phiên chiều, VN-Index quay về mức 914 điểm. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 334 mã giảm và 190 mã tăng.

Ngành ngân hàng bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực khi biên độ giảm điểm của các mã ngành này đang được thu hẹp. Đặc biệt như cổ phiếu TPB đang cho sắc xanh trở lại, các mã lớn khác là BID, CTG cũng đang quay lại mốc tham chiếu.

Ngành dầu khí vẫn đang duy trì đà tăng tốt của mình. Hai mã ngành này là PVD và PVS vẫn duy trì sắc xanh từ đầu phiên, với khối lượng giao dịch lần lượt là 2,78 triệu cp và 4,88 triệu cp.

Biến động cổ phiếu TPB trong 6 tháng qua

Một tín hiệu tích cực khác từ ngành bất động sản là cổ phiếu VHM, cổ phiếu này đang quay đầu tăng trở lại sau khi giảm điểm đầu phiên sáng. 

Phiên sáng: Rung lắc và giằng co mạnh liên tục

Trong các ngành lớn chỉ có khai khoáng và bảo hiểm là còn giữ được sắc xanh. Trong khi các ngành còn lại như ngân hàng, bất động sản, thực phẩm-đồ uống… đều đi xuống khiến thị trường rung lắc.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 912.12 điểm, giảm 0.24%; HNX-Index dừng tại mức 102.78 điểm, tương đương mức giảm 0.22%.

Các hợp đồng phái sinh chỉ có VN30F1811 là tăng. VN30F1812, VN30F1903 và VN30F1906 đều giảm cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về trung và dài hạn vẫn là bi quan.

Giao dịch trên cả hai sàn ở mức vừa phải cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 181 mã tăng điểm và 320 mã giảm điểm. Bên bán chiếm ưu thế trong cả phiên sáng.

Về nhóm ngành, ngành bảo hiểm là một trong những ngành hiếm hoi giữ được sắc xanh. Sự tăng trưởng của BVH là đầu tàu giúp ngành này trụ vững trong đợt giảm giá.

Sau thời gian tích lũy vài tuần, giá BVH đang hướng đến mục tiêu mới 105,000-110,000.

Biến động của BVH trong vòng 12 tháng qua

Ngành ngân hàng giảm mạnh nhưng các mã TPB, SHB… vẫn trụ vững và thậm chí tăng trưởng nhẹ. Các mã lớn trong ngành này như VCB, BID, CTG, … đều giảm.

Rung lắc và giằng co mạnh liên tục

Trong các ngành lớn chỉ có khai khoáng và bảo hiểm là còn giữ được sắc xanh. Trong khi các ngành còn lại như ngân hàng, bất động sản, thực phẩm-đồ uống… đều đi xuống khiến thị trường rung lắc.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 912.12 điểm, giảm 0.24%; HNX-Index dừng tại mức 102.78 điểm, tương đương mức giảm 0.22%.

Các hợp đồng phái sinh chỉ có VN30F1811 là tăng. VN30F1812, VN30F1903 và VN30F1906 đều giảm cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về trung và dài hạn vẫn là bi quan.

Giao dịch trên cả hai sàn ở mức vừa phải cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 181 mã tăng điểm và 320 mã giảm điểm. Bên bán chiếm ưu thế trong cả phiên sáng.

Về nhóm ngành, ngành bảo hiểm là một trong những ngành hiếm hoi giữ được sắc xanh. Sự tăng trưởng của BVH là đầu tàu giúp ngành này trụ vững trong đợt giảm giá.

Sau thời gian tích lũy vài tuần, giá BVH đang hướng đến mục tiêu mới 105,000-110,000.

Ngành ngân hàng giảm mạnh nhưng các mã TPB, SHB… vẫn trụ vững và thậm chí tăng trưởng nhẹ. Các mã lớn trong ngành này như VCB, BID, CTG… đều giảm.

10h30: Bên bán chiếm ưu thế nhưng tình hình không quá bi quan

Thị trường tiếp tục điều chỉnh với bên bán chiếm ưu thế. Khối lượng giao dịch thấp do nhà đầu tư đang rất thận trọng.

Độ rộng thị trường vẫn nghiêng hoàn toàn về bên bán với 304 mã giảm và 136 mã tăng. Tuy nhiên, tình hình không quá bi quan khi mà mốc 900 điểm vẫn giữ vững.

Ngành thực phẩm đồ uống đang diễn biến trái chiều, khi mà VNM đang lao dốc ngay đầu phiên thì ông lớn khác ngành này là SAB lại đang dẫn đầu các cổ phiếu kéo thị trường tăng điểm.

Ngành bất động sản cũng đang diễn biến khá tiêu cực, khi mà các mã lớn như FLC, VHM,… đều giảm điểm thì cổ phiếu HAG lại đang cho sắc xanh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cũng đang rất ảm đạm. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là FLC cũng chỉ đang có khối lượng hơn 2,7 triệu cp, thấp hơn rất nhiều so với phiên cuối tuần hôm trước (16 triệu cp).

Việc khối lượng giao dịch rất thấp đang khiến cho tâm lý trên toàn thị trường đang khá bi quan. Đa số các nhà đầu tư đang chọn cách đứng ngoài thị trường và quan sát. Khối ngoại cũng chỉ đang thực hiện các giao dịch khá khiêm tốn trong đầu phiên sáng (hơn 2,3 triệu cp).

Biến động cổ phiếu FLC trong 1 năm qua

Mở cửa: Rung lắc đầu phiên

Không khí bi quan tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường, đầu phiên VN-Index giảm hơn 9 điểm nhưng đã dần thu hẹp đà giảm. Trong 25 ngành trên toàn thị trường chỉ có 6 ngành tăng điểm và 19 ngành giảm điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán vào đầu phiên khi có tới 248 mã giảm và chỉ có 104 mã tăng.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) tiếp tục discount lần lượt ở mức -1.41% và -0.15% nên dự kiến trong phiên hôm nay VN-Index có thể chịu áp lực bán từ các quỹ này.  

Ngành thực phẩm-đồ uống và ngành chứng khoán là 2 ngành giảm điểm mạnh nhất đầu phiên. Ông lớn VNM đang giảm điểm khá mạnh, cổ phiếu này khiến VN-Index giảm 0.58 điểm. Bên cạnh đó, sắc đỏ đang bao trùm toàn bộ ngành ngân hàng, các cổ phiếu lớn là VCB, BID, CTG, TCB đều nằm trong top các cổ phiếu kéo thị trường giảm điểm mạnh nhất.

Điểm sáng lúc này là các cổ phiếu ngành dầu khí, các mã này đang có dấu hiệu tăng điểm đầu phiên. Nguyên nhân chính cũng là do việc giá dầu thô thế giới đang có sự hồi phục sau 9 phiên giảm điểm liên tiếp.

Nguyễn Dũng

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (23)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 25-29/03/2024: VN-Index chững lại đà tăng

VN-Index giảm điểm và gặp khó khăn khi test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt...

Nhịp đập Thị trường 29/03: Hồi xong lại đuối, VN-Index mất hơn 6 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6.09 điểm (0.47%), về mức 1,284.09 điểm; HNX-Index giảm 1.33 điểm (0.55%), về mức 242.58 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 29/03/2024: Liên tục biến động khó lường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2024, toàn thị trường có 86 mã tăng, 53 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 29/03/2024: Tâm lý lạc quan vẫn hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/03/2024. VN30-Index bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối...

Vietstock Daily 29/03/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn

VN-Index tăng điểm và test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt rung lắc mạnh...

Nhịp đập Thị trường 28/03: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 13 phiên liên tiếp

Chốt phiên 28/03, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, đưa số phiên bán ròng lên 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 9.6 ngàn tỷ đồng. Nhóm này bán mạnh...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98