Những câu hỏi về bảo hiểm xã hội và ALCII

16/11/2018 09:18
16-11-2018 09:18:58+07:00

Những câu hỏi về bảo hiểm xã hội và ALCII

Từ trước đến nay trong lĩnh vực tài chính, những doanh nghiệp bảo hiểm vốn mang nặng “tư tưởng” bảo thủ. Phí bảo hiểm thu được, họ chẳng mấy khi đầu tư vào những kênh rủi ro, thường chỉ mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng chính sách xã hội, cùng lắm là trái phiếu dài hạn của các ngân hàng thương mại có tín nhiệm cao. Một số tập đoàn bảo hiểm thành lập quỹ đầu tư, nhưng khoản tiền mà họ rót vào cổ phiếu cũng rất hạn chế. Đó là chưa kể họ toàn chọn cổ phiếu những doanh nghiệp “ăn chắc mặc bền” kiểu điện nước, cơ sở hạ tầng...

Ảnh: T.L

Bởi thế chuyện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam mang hơn 1.000 tỉ đồng cho Công ty Cho thuê tài chính II của Agribank (ALCII) vay nhiều năm trước có lẽ là “hiện tượng thiên nga đen”. Bảo hiểm Xã hội có trách nhiệm và quyền hạn lớn. Hầu hết người lao động, dù làm việc cho doanh nghiệp tư nhân hay Nhà nước hay công ty cổ phần, nước ngoài... đều tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội hàng tháng. Đổi lại họ mong chờ nhận khoản lương hưu. Bảo hiểm Xã hội là “nồi cơm” của hàng triệu con người đã và sẽ nghỉ hưu. Nói ngắn gọn, người lao động đã chắt chiu từng đồng lương của mình để đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng, coi như gửi tiết kiệm. Bảo hiểm Xã hội phải có trách nhiệm với từng đồng chắt chiu ấy.

Ngày 9-11-2018, ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội, và một số bị can đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam. Câu hỏi đầu tiên mà dư luận quan tâm bây giờ là liệu Bảo hiểm Xã hội có thu hồi được số tiền đã cho ALCII vay?

Vấn đề nằm ở chỗ ALCII đã được Tòa kinh tế TPHCM tuyên bố cho phá sản mấy tháng trước. Khoản nợ Bảo hiểm Xã hội, ALCII mới trả được rất ít. Cho đến nay, chưa thấy Bảo hiểm Xã hội lên tiếng về số nợ còn phải thu ở ALCII là bao nhiêu. Liên quan đến vụ việc ALCII, Agribank ngày 11-11-2018 thông tin rằng việc phá sản ALCII không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này. “ALCII là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có tư cách pháp nhân độc lập” - thông tin của Agribank nhấn mạnh.

Tuy vậy, ALCII khi thành lập là công ty 100% vốn của Agribank. Giả sử ALCII là công ty cổ phần, hoặc công ty dân doanh, hoặc không phải Agribank cấp vốn điều lệ cho nó, liệu Bảo hiểm Xã hội có cho ALCII vay tiền?

Vào tháng 8 năm nay, Thời báo Ngân hàng - cơ quan ngôn luận của Ngân hàng Nhà nước - trích dẫn thông tin từ chính Agribank cho biết tại ngày 31-12-2017 ALCII âm vốn chủ sở hữu 12.034 tỉ đồng, lỗ lũy kế 12.464 tỉ đồng, đồng thời có khoản tiền vay và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng phải trả đã quá hạn, lần lượt là 2.865 tỉ và 1.579 tỉ đồng.

Những số liệu từ Agribank chỉ ra ALCII có cả tiền vay và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Sao các tổ chức tín dụng khác lại “hào phóng” cho ALCII vay đến thế?

Theo Thời báo Ngân hàng, tổng nợ phải thu của ALCII là hơn 15.700 tỉ đồng và 32.400 đô la Mỹ, tổng nợ phải trả là hơn 10.160 tỉ đồng và 8,5 triệu đô la Mỹ.

ALCII đã được phá sản, tài sản còn lại theo luật định, sẽ được thu hồi, đấu giá và trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên của luật. Bảo hiểm Xã hội được ưu tiên ở mức độ nào trong thu hồi nợ từ ALCII thì chưa rõ. Nhưng đơn vị được ưu tiên thu hồi nợ trong các vụ việc phá sản trước tiên là cơ quan thuế.

ALCII là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, là công ty con trực thuộc một ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất từ trước đến nay được cho phá sản. Với sự phá sản của ALCII, Agribank mất khoản vốn đã đầu tư vào đây và nó có thể ảnh hưởng đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nhưng đối tượng bị thiệt hại hơn cả, chính là các chủ nợ của công ty, những đơn vị đã cho ALCII vay tiền như Bảo hiểm Xã hội.

Những cá nhân, tổ chức sai phạm trong vụ việc của ALCII đã và đang tiếp tục bị xử lý theo pháp luật. Việc thu hồi nợ của ALCII sẽ mất nhiều thời gian và tỷ lệ thu hồi được là việc khó đoán định. Còn Agribank, việc cho phá sản ALCII đã “giải phóng” ngân hàng khỏi trách nhiệm của một đơn vị mẹ trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động của một công ty trực thuộc. Xét cho cùng, tiền đầu tư thành lập ALCII mà Agribank bỏ ra là tiền Nhà nước, tiền Bảo hiểm Xã hội cho ALCII vay là tiền đóng bảo hiểm của hàng triệu người lao động. Lẽ nào Agribank không có phần trách nhiệm nào trong cả hai khía cạnh này?     

 

Ngày 9-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn bị can nguyên là cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999. Đó là các ông: Lê Bạch Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng giám đốc BHXH), ông Nguyễn Huy Ban (nguyên Tổng giám đốc), Trần Tiến Vỹ (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Ban Kế hoạch tài chính) và Hoàng Hà (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính).

Việc bắt giữ được Bộ Công an thực hiện khi điều tra mở rộng vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại BHXH, ALCII và các đơn vị có liên quan, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Trong hai năm 2008 và 2009, BHXH cho ALCII vay hơn 1.000 tỉ đồng, và đã thu hồi 200 tỉ đồng (đến hạn hợp đồng).

Hải Lý

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất năm 2023

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới là cao nhất.

‘Doanh nghiệp bảo hiểm tự minh bạch, khách hàng ắt sẽ tin’

Ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng năm 2024, thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.

Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 10 năm được hưởng lương hưu

Cử tri đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 10 năm được hưởng lương hưu. Các chuyên gia cho rằng, thời gian đóng BHXH ngắn có lương hưu vẫn hơn những...

Trên 93% dân số Việt Nam được bảo vệ sức khỏe từ nguồn Bảo hiểm Y tế

Năm 2022 chỉ có hơn 150 triệu lượt khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế thì đến năm 2023, con số này đã tăng lên tới gần 175 triệu lượt, tăng trên 23,4 triệu lượt so với...

Bảo hiểm Xuân Thành đổi tên thành Bảo hiểm LPBank

Từ ngày 01/02/2024, Tổng CTCP Bảo hiểm Xuân Thành chính thức đổi tên thành Tổng CTCP Bảo hiểm LPBank. Nhận diện thương hiệu và địa chỉ trụ sở chính cũng sẽ được...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98