Từ nhân viên ngân hàng, họa sĩ, đến nữ hoàng khởi nghiệp

08/11/2018 20:30
08-11-2018 20:30:00+07:00

Từ nhân viên ngân hàng, họa sĩ, đến nữ hoàng khởi nghiệp

Ở độ tuổi 34, Akiko Naka đã có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn hầu hết những người khác.

Akiko Naka

Cô khởi sự với công việc nhân viên kinh doanh vốn tại Ngân hàng Goldman Sachs. Sau khi nghỉ công việc đó, cô nỗ lực để trở thành một họa sĩ truyện tranh manga chuyên nghiệp. Nhưng mọi việc không như ý, nên sau đó cô lại làm việc cho Facebook.

Vẫn chưa hài lòng với điều đó, cô lại lần nữa nghỉ việc để thành lập công ty riêng - một mạng lưới xã hội tuyển dụng có tên là Wantedly. Năm ngoái, cô đã đưa công ty của mình lên sàn chứng khoán Tokyo, và trở thành một trong những phụ nữ trẻ nhất điều hành một công ty niêm yết tại Nhật.

Naka là một trường hợp điển hình cho những thanh niên Nhật Bản đột phá được lối mòn sự nghiệp tại Nhật: Tốt nghiệp những đại học hàng đầu và gia nhập vào những công ty lớn. Thay vì vậy, cô đã có một hướng đi khác, cô ra sức tìm kiếm khai thác sức mạnh của truyền thông xã hội và dựa trên những kinh nghiệm của bản thân để thay đổi cách thức tuyển dụng.

"Tất cả những thất bại đều là cơ hội để tôi học tập," Naka chia sẻ trong một lần phỏng vấn tại Tokyo.

Wantedly, được xem như LinkedIn cho giới trẻ Nhật Bản, là một cổng thông tin điện tử liên kết trực tiếp những người tìm việc làm với các công ty. Wantedly còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nữa, xoay quanh việc kết nối người dùng và các công ty. Các thông báo tuyển dụng trên platform này không được đề cập đến lương và quyền lợi, mà sẽ tập trung miêu tả công ty kinh doanh cái gì, cách thức ra sao, và có lẽ quan trọng nhất là tại sao lại như vậy.

Một kỷ nguyên khác

"LinkedIn ra đời cách đây khoảng 20 năm," Naka nói. Đây là một công ty của Mỹ được thành lập vào năm 2002. "Nó được ra đời trong kỷ nguyên của CV bằng giấy, mọi người tìm kiếm mức lương và kỹ năng phù hợp. Những gì chúng tôi hướng tới chính là kết nối phương hướng của công ty với định hướng của người dùng, để hai bên có cơ hội được hợp tác với nhau, và thế là ai cũng có lợi."

Theo Naka, việc này phụ thuộc vào động lực, và các công ty sẽ tạo cơ hội để những nhân viên tiềm năng được đến thăm công ty với mức độ thường xuyên hơn thông thường. Sau cùng, cách thức này sẽ giúp cho sự kết nối, lựa chọn giữa người tìm việc và công ty được chính xác, hiệu quả hơn so với cách thức phỏng vấn xin việc nhiều vòng như truyền thống.

"Nếu từ phía công ty lẫn người tìm việc đều chưa thật sự hiểu rõ về nhau, thì cuối cùng cả hai phía cũng không có kết quả tốt đẹp gì," Naka nói.

Lực lượng lao động ít ỏi

Việc tìm kiếm những nhân viên tài năng đang trở nên khó khăn tại Nhật Bản, khi lực lượng lao động ít ỏi khiến thị trường lao động tại nước này trở nên khan hiếm trong những thập kỷ qua. Đây chính là cơ hội để những công ty tìm kiếm việc làm phát triển kinh doanh. Theo Hiệp hội Thông tin Nghề nghiệp, giá trị thị trường cho những dịch vụ thông tin tuyển dụng đã tăng trưởng lên tới 7.1 tỷ USD trong năm tài khóa 2016, tăng 7.5% so với năm trước đó.

Công ty cho biết tính đến tháng 10/2018, Wantedly hiện có 2.4 triệu người dùng hàng tháng, 29,000 công ty đăng ký sử dụng dịch vụ. Wantedly nhắm tới việc gia tăng số người dùng hàng tháng lên 10 triệu người tại Nhật Bản trong vòng 10 năm tới, Naka nói.

Như vậy vẫn chưa thấm tháp gì so với LinkedIn, vốn đang có 575 triệu thành viên trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, theo thông tin trên trang web của công ty này.

Naka tốt nghiệp Đại học Kyoto vào năm 2008. Trong thời gian còn đi học tại ngôi trường danh tiếng này, cô đã hỗ trợ thành lập nên một tờ báo phục vụ riêng cho trường, kiếm tiền từ việc quảng cáo cho những cửa hàng và nhà hàng địa phương. Cô cũng tham gia thiết kế một cuộc thi sắc đẹp, nhưng tiếc là vẫn chưa hoàn thành. Khi còn nhỏ, cha mẹ cô - là giáo sư đại học - đã khuyến khích cô tham gia các hoạt động hơn là dành thời gian chơi game.

Kinh nghiệm làm việc tại Goldman

Cô gia nhập Ngân hàng Goldman Sachs vào tháng 4/2008, phụ trách việc bán cổ phần vốn cho các tổ chức đầu tư trong khoảng 2 năm. Naka cho biết cô nghỉ việc tại ngân hàng vì cô xác định 10 năm tới, cô sẽ không tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này nữa.

Sau đó, cô dành ra 6 tháng để đeo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sĩ manga chuyên nghiệp. Nhưng cô không đáp ứng được công việc này. "Tôi nhận ra rằng nó không chỉ liên quan tới việc vẽ đẹp không thôi," cô nói. "Quan trọng hơn là khả năng tạo ra cốt truyện, các tình tiết và sáng tạo nên các nhân vật."

Vào tháng 7/2010, Naka có cơ hội gặp gỡ Giám đốc khu vực Nhật Bản của Facebook và thế là cô vào làm cho công ty của Mark Zuckerberg. Nhưng chỉ trong vòng vài tháng sau đó, cô đã thành lập một trang web hỏi đáp online - là tiền thân của Wantedly.

Nhà đầu tư thiên thần

"Cô ấy rất sáng tạo," Shogo Kawada - một nhà đầu tư thiên thần nổi tiếng người Nhật - đã nhận xét về Naka như thế khi quan sát cách cô viết code để đưa công ty vào hoạt động chính thức, mặc dù cô không phải là chuyên gia lập trình. Naka đã ra sức thuyết phục ông Kawada 3 lần trước khi ông đồng ý chịu đầu tư cho cô. Ông nói rằng vào lần thứ 3, cô ấy đã thay đổi mọi thứ và cho ông xem phiên bản đầu tiên của Wantedly. Ông Kawada hiện tại là cổ đông lớn thứ ba của Wantedly. Bản thân Naka là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 72% cổ phần trị giá 159 triệu USD.

Vào tháng 9 năm ngoái, Wantedly được niêm yết trên hạng mục các công ty khởi nghiệp của sàn chứng khoán Tokyo. Sau khi tăng mạnh vào tháng 10, thì giá cổ phiếu của công ty giảm nhiệt, nhưng hiện tại vẫn được giao dịch quanh mức giá cao hơn 2 lần so với lúc mới chào bán. Hiện tại, cổ phiếu của công ty có giá trị thị trường là 24.8 tỷ Yên (221 triệu USD).

Giá trị cổ phiếu của công ty đã đi trước lợi nhuận. Cổ phiếu giao dịch tại mức giá gần 240 lần lợi nhuận, và gần 40 lần giá trị ghi sổ. Theo số liệu của IHS Markit, Wantedly là công ty bị bán khống nhiều nhất trong chỉ số Mothers Index, với tổng khối lượng bán khống chiếm tỷ lệ 36% trong tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

Nhưng Naka lại có những suy nghĩ khác. Cô đã đưa Wantedly vào thị trường Hồng Kông và Singapore, và đang thử nghiệm tại Đức. Cô cũng đang xem xét phát triển kinh doanh sang những quốc gia nói tiếng Anh khác ở châu Á và châu Đại Dương.

Ông Kawada nói rằng mấu chốt của công ty chính là khả năng mở rộng sang nước ngoài để thu hút thêm nhiều công ty phát triển hơn mức startup tại nhà.

"Tôi muốn hướng giá trị vốn hóa thị trường của Wantedly lên đến 100 tỷ Yên," ông nói. "Wantedly có thể có một vị thế nổi trội so với các công ty startup khác."

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98