Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

13/12/2018 08:26
13-12-2018 08:26:57+07:00

Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

Warren Buffett đã hiến kế cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ để vực dậy nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Nửa đêm một ngày tháng 10/2008, đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ phú đầu tư Warren Buffett đã gọi Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời đó - Henry "Hank" Paulson để đề xuất ý tưởng có thể lật ngược tình thế cho kinh tế Mỹ. Paulson khi ấy đã đi ngủ. Ông vừa dành cả tối nghiên cứu hàng loạt chính sách cùng các đồng nghiệp để khôi phục niềm tin tại Wall Street.

"Tôi đã rất kiệt sức", Paulson kể lại trong một chương trình của HBO. Khi ấy, Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật Bình ổn Kinh tế Khẩn cấp, còn được gọi là "dự luật cứu trợ", đồng thời lập ra Chương trình Giải cứu Tài sản gặp Rắc rối trị giá 700 tỷ USD, nhằm mua lại tài sản của các ngân hàng đang khó khăn. Tuy nhiên, những động thái này vẫn chưa đủ giúp nhà đầu tư bình tĩnh.

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh: AFP

"Trong khi chúng tôi trình dự luật này lên Quốc hội, tình hình lại tiếp tục xấu đi. Hai vụ ngân hàng sụp đổ lớn nhất lịch sử nước Mỹ diễn ra, là Wachovia và Washington Mutual", Paulson cho biết, "Chúng tôi cần thứ gì đó có tác dụng nhanh hơn và mạnh hơn".

Buffett khi đó cũng nghĩ ra một giải pháp, và gọi điện cho Paulson. Ban đầu, Paulson cảm thấy băn khoăn khi nghe tên người gọi: "Mẹ tôi có một người sửa đồ lặt vặt tên Warren. Tôi không hiểu sao ông ấy lại gọi cho mình?".

Khi biết đó là Warren Buffett, Paulson đã lắng nghe ý kiến của tỷ phú "giúp chúng tôi nảy ra ý định về kế hoạch sau đó". Buffett khi đó đã nói: "Bơm thêm vốn cho các ngân hàng có thể còn ý nghĩa hơn là mua tài sản của họ".

Ngày 13/10, CEO các ngân hàng lớn, trong đó có John Mack của Morgan Stanley, Jamie Dimon của J.P. Morgan, Lloyd Blankfein của Goldman Sachs, John Thain của Merrill Lynch, và Vikram Pandit của Citigroup, đã nhóm họp tại Bộ Tài chính Mỹ để thảo luận về đề xuất này.

Không phải tất cả các ngân hàng khi đó đều cần trợ giúp. Một số CEO ban đầu còn lưỡng lự có nên nhận tiền mặt hay không, do lo ngại nó có thể làm họ bị hiểu nhầm là đang gặp rắc rối, khiến nhà đầu tư rút tiền ra. Tuy nhiên, Paulson đã thuyết phục họ rằng việc cứu trợ này rất cần thiết, nhằm hồi sinh niềm tin vào nền kinh tế. Cuối cùng, tất cả đã đồng ý.

Sau cuộc gặp này, Bộ Tài chính Mỹ đã bơm 250 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Dĩ nhiên, không phải ai cũng ủng hộ kế hoạch này. Rất nhiều người đã xuống đường biểu tình, phản đối việc dùng tiền thuế của người dân để cứu các nhà đầu tư giàu có ở Wall Street. Họ cho rằng đó  là những người có quyết định tài chính sai lầm, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng.

"Tôi nghĩ là giờ vẫn còn rất nhiều người cho rằng việc chúng tôi cứu trợ các công ty ở Wall Street là vì muốn giúp những người đồng nghiệp trong ngành tài chính, chứ không phải để bảo vệ kinh tế Mỹ", cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - Ben Bernanke cho biết.

Paulson, Bernanke và Chủ tịch Fed New York - Timothy Geithner đến nay vẫn bảo vệ quan điểm cứu nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Dù vậy, cả ba cũng thừa nhận họ chưa thực hiện công việc một cách hoàn hảo, vì đã khiến Lehman Brothers sụp đổ.

Thị trường Mỹ đã dần hồi phục từ năm 2009. Paulson gọi gói cứu trợ này là "chương trình thành công nhất lịch sử nhân loại trong việc khiến người ta ghét bỏ". Cựu tổng thống Mỹ - George W. Bush thì gọi đây có lẽ là "chương trình cứu trợ tài chính tuyệt vời nhất" vì ông cho rằng "sự can thiệp này đã giúp thế giới tránh khỏi một cuộc suy thoái nữa".

Hà Thu (theo CNBC)

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm nợ của Trung Quốc xuống mức tiêu cực

Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm nợ nước ngoài dài hạn của Trung Quốc từ ổn định xuống mức tiêu cực do rủi ro tài chính công tăng lên khi Bắc Kinh chuyển đổi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98