Doanh nghiệp nhà nước: Tách quản lý khỏi sở hữu

31/12/2018 14:32
31-12-2018 14:32:55+07:00

Doanh nghiệp nhà nước: Tách quản lý khỏi sở hữu

Tách bạch chức năng quản lý và sở hữu doanh nghiệp nhà nước để lành mạnh hóa nền kinh tế.

 

Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước cho thấy rõ xung đột về mặt lợi ích có thể xảy ra khi một cơ quan nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng chủ sở hữu tại các doanh nghiệp nhà nước. Khi đó, cơ quan nhà nước này sẽ đóng vai trò vừa là người chơi, vừa là nhà hoạch định chính sách trên thị trường.

Việc tách bạch hai chức năng này được coi là điều kiện tiên quyết để duy trì một sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân; đồng thời góp phần đảm bảo việc phân bổ hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tính công khai minh bạch còn hạn chế.

Không cần đến vết đen 12 đại dự án thua lỗ mà vẫn kiên trì xin cứu trợ hay lỗ hổng thất thoát lên tới hàng ngàn tỉ đồng khi cho thuê đất công tại TP.HCM..., năng lực kinh doanh đang rất khiêm tốn của khối doanh nghiệp nhà nước là điều khó có thể hoài nghi.

Đầu tiên, đó là nghịch lý về việc dù nắm giữ khối tài sản hơn 3 triệu tỉ đồng nhưng mức đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp nhà nước thua kém khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chẳng nhận được ưu đãi gì đáng kể. Bình quân doanh nghiệp nhà nước có nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu, trong khi mức trung bình doanh nghiệp Việt Nam là 2 lần. Khoản nợ hơn 1,5 triệu tỉ đồng mà với những Vinalines, Vinashin, không ít trong số đó sẽ một đi không trở lại, nhân đôi nỗi đau của hơn 90 triệu người dân đang phải gánh trung bình 35 triệu đồng nợ công.

Mô hình doanh nghiệp nhà nước - bộ chủ quản tạo nên sân chơi không sòng phẳng. Thế nhưng, khi đã xuất hiện những biến tướng, việc này không thể được thực hiện dễ dàng. Một ví dụ tương đối điển hình là cảnh báo về phát triển điện mặt trời ở Ninh Thuận và Bình Thuận trong một văn bản của Bộ Công Thương mới đây.

Đáng nói, trước đó, Bộ Công Thương đã đưa ra chính sách ưu đãi mua điện 9,35 cent/kWh trong thời gian 20 năm. Trong bối cảnh này, những dự án đang tồn tại sẽ được bảo vệ để yên tâm hưởng lợi từ chính sách. Khi dự án điện năng lượng mặt trời công suất 200MW, thuộc hàng lớn nhất tại Bình Thuận do EVN làm chủ đầu tư, rất khó thuyết phục bất cứ ai rằng đây chỉ là ngẫu nhiên.

Khoác chiếc áo thực hiện các nhiệm vụ ngoài kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước không buộc phải đặt mục tiêu lợi nhuận lên số 1, vì thế, rộng đường hoạt động trái với quy luật kinh tế thông thường. Nếu việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp thua lỗ liên miên mới chỉ dừng lại ở quyết tâm, phải chấp nhận tình trạng lợi ích của những cá nhân, tập thể sẽ song hành cùng... dự án thua lỗ bởi khi đó, cơ hội tham nhũng, tư túi càng rộng mở.

Dẫu vậy, dư luận vẫn từng kỳ vọng, việc chuyển doanh nghiệp nhà nước từ Bộ chủ quản sang Ủy ban Quản lý vốn của Nhà nước là bước chuyển tiếp cần thiết, trước khi trả doanh nghiệp về cho thị trường, thiết kế một nền kinh tế thị trường hoàn hảo. 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển giao về Ủy ban. Việc chuyển giao này sẽ phân định rạch ròi chức năng quản lý Nhà nước với chức năng đại diện vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lo ngại về giai đoạn quá độ sẽ kéo dài hơn dự tính hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào thành phần lãnh đạo của cơ quan mới tinh này, vẫn thấy bóng dáng của các vị công chức từng giữ trọng trách quan trọng trong các bộ. Nhận định kém lạc quan của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam, tách hai đứa trẻ song sinh dính liền có khi còn dễ hơn tách bạch mối ràng buộc doanh nghiệp nhà nước và cơ quan chủ quản, có thể có nhiều sự thật.

Dẫu việc chia tách đó đau hơn nhưng sẽ phải vượt qua để tiến sang một giai đoạn bình thường mới, nền kinh tế là của thị trường, trong đó, Nhà nước chỉ đưa ra các cơ chế, chính sách, quy định... công bằng với tất cả các doanh nghiệp. Điều này không chỉ là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam đã hội nhập vào sân chơi toàn cầu mà còn là điều kiện tiên quyết để nguồn lực quốc gia đến được với những cơ thể kinh doanh khỏe mạnh và lành mạnh nhất, để nền kinh tế có động lực thực để phát triển. Chiếc chìa khóa vàng vẫn đang nằm gọn trong lòng bàn tay các nhà quản lý.

Hoàng Hạnh

Nhịp cầu đầu tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98