Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng

28/12/2018 14:29
28-12-2018 14:29:26+07:00

Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng

Tòa nhận định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thiệt hại 42 tỷ của Vinasun.

>> Bất ngờ trong 'đại chiến' Vinasun - Grab, VKS đề nghị bác đơn khởi kiện của Vinasun

Ngày 28/12, TAND TP HCM chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), tuyên buộc Công ty TNHH Grab Việt Nam bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỷ đồng.

Quyết định này được HĐXX đưa ra sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn tại tòa. Grab có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có mối quan hệ nhân quả giữa sai phạm của Grab với thiệt hại của Vinasun. Tuy nhiên, đơn vị này không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thua lỗ của Vinasun.

Đại diện Vinasun nghe tuyên án. Ảnh: Hải Duyên.

HĐXX dành nhiều thời gian chỉ ra các sai phạm của Grab. Theo đó, trong văn bản gửi các cơ quan thẩm quyền, Grab tự nhận là công ty công nghệ, không phải nhà cung cấp vận tải, chỉ cung cấp giao dịch ứng dụng điện tử, cung cấp công nghệ miễn phí cho khách hàng thông qua hợp đồng điện tử... đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận.

Tuy nhiên, đây không phải là hợp đồng giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2005; không tìm được nội dung hợp đồng, không thể hiện ký kết với ai, điều khoản tranh chấp giữa khách với Grab không thể hiện.

"Grab cho rằng chỉ là công ty cung cấp công nghệ, không hoạt động kinh doanh vận tải taxi, các tài xế do hợp tác xã quản lý... Nhưng thực tế, Grab quản lý lái xe, đưa ra cước phí. Khách hàng khi đặt xe đều chuyển khoản qua Grab, hoặc trả cho tài xế sau đó chiết khấu. Việc thưởng, phạt lái xe do Grab quyết định - trái với Đề án 24", bản án nêu.

Hoạt động kinh doanh của Grab không tuân thủ quy định. Theo luật, việc kinh doanh vận tải bằng ôtô phải bảo đảm số lượng, chất lượng, nhân viên phục vụ, có hợp đồng lao động, nhân viên phải được tập huấn an toàn giao thông, không sử dụng lái xe trong thời kỳ bị cấm, có nơi đậu xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp; doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động... Tuy nhiên, Grab không thực hiện quy định này, cũng như không nộp thuế.

Từ 2016 đến nay, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã lập 129 biên bản vi phạm đối với Grab về việc không có giấy đăng ký kinh doanh, danh sách hợp đồng vận chuyển, phù hiệu, niêm yết khẩu hiệu tính mạng con người là trên hết... Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng có văn bản yêu cầu Grab dừng ngay dịch vụ kết nối đối với xe hợp đồng nhưng đơn vị này phớt lờ đến 2 lần.

Grab còn vi phạm quy định pháp luật về khuyến mại, tăng giảm giá cước nhiều lần trong ngày.

Chủ tọa phiên tòa. Ảnh: Kỳ Hoa.

HĐXX cho rằng, có căn cứ cho thấy những sai phạm của Grab gây thiệt hại cho Vinasun nhưng cần xem xét toàn diện mối quan hệ nhân quả.

Trước 2016 toàn thành bố chỉ có dưới 300 xe đăng ký phù hiệu hợp đồng, đến cuối năm 2017 là 23.000 xe. Tháng 6/2017, Vinasun có trên 1,1 triệu cuốc xe, Grab trên 2 triệu cuốc - tức là xe Grab không ngừng tăng và ngược lại Vinasun nằm bãi (4,8 tỷ), giảm thị trường kinh doanh (81 tỷ). Tổng cộng Vinasun thiệt hại trên 85 tỷ đồng.

Từ khi Grab vào Việt Nam đã có nhiều ảnh hưởng đến thiệt hại của Vinasun do xe nằm bãi, giảm giá trị vốn hóa thị trường. Nhưng Vinasun không xác định tách bạch phần thiệt hại nào do Grab gây ra nên tòa không chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn, chỉ chấp nhận phần thiệt hại hơn 4,8 tỷ đồng do xe nằm bãi.

Cần xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Grab vào Việt Nam đã cung cấp dịch vụ bắt xe bằng công nghệ thuận lợi cho người dân, việc này cần khuyến khích để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại do cơ quan chức năng không quản lý được hoạt động của các tài xế; khả năng thất thu thuế cao, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh...

Do đó, HĐXX kiến nghị, nếu tiếp tục thực hiện Đề án 24, Bộ Giao thông Vận tải cần xem Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải để quản lý, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh. Bảo hiểm xã hội và cơ quan chức năng cần làm việc với Grab để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đại diện Grab tại tòa. Ảnh: Kỳ Hoa.

Trước đó, đại diện VKSND TP HCM đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược với nhận định của mình hôm 23/10. Theo Viện, Grab có những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho Vinasun và thực tế thiệt hại có thể lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu bồi thường của nguyên đơn. Vinasun khởi kiện Grab đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng do công ty này không tuân thủ pháp luật và Đề án 24.

Nguyên đơn căn cứ vào báo cáo doanh thu năm 2015-2017, lợi nhuận sụt giảm nhưng không chứng minh được thiệt hại dù có thẩm định, tòa triệu tập công ty giám định nhiều lần nhưng không đến... nên không làm rõ được thiệt hại của Vinasun. Vinasun lại không đưa ra được những căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của Grab là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu bồi thường.

Trong phiên xử hôm 26/12, Grab cho biết đã đưa ra đề nghị mua cổ phần của Vinasun trị giá 65 tỷ đồng trong thời gian tòa tạm ngừng để hòa giải. Do Vinasun không đồng ý nên cả hai không tìm được tiếng nói chung, tiếp tục nhờ tòa giải quyết.

Tháng 6 năm ngoái, Vinasun kiện Grab "vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường". Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.

Vinasun cho rằng hoạt động vi phạm pháp luật của Grab đã gây nhiều hệ lụy cho công ty này. Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó do Grab gây ra là gần 42 tỷ nên yêu cầu đơn vị này bồi thường.

Hải Duyên

VNExpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Comeco báo lãi quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ, nắm 9 mã cổ phiếu

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) báo lãi hơn 3.7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Chiều 19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp...

DRC vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1/2024

CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng tăng trưởng đến 94%, vượt 6% kế hoạch đề ra, nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng...

BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng

Ngày 19/04/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn và tiếp tục kế hoạch...

HDG đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, đang nghiên cứu dự án tại hai tỉnh ven biển

Ngày 27/04/2024 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 cũng như phương án phân phối lợi nhuận 2023.

HCD báo lãi quý 1 tăng 76%, dự kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cp giá bán cao hơn thị giá

CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HOSE: HCD) tiếp tục mang tin vui cho  các cổ đông, với lãi ròng quý 1/2024 tăng 76% và còn đang chuẩn bị kế hoạch huy động...

ĐHĐCĐ SFG: Tín hiệu ngành phân bón nửa đầu năm 2024 đang tốt hơn năm ngoái

Chủ tịch SFG đánh giá ngành phân bón đầu năm 2024 nhìn chung đang tích cực hơn so với cùng kỳ dù nguồn cung nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn.

Chứng khoán VIX báo lãi quý 1 gấp 15 lần cùng kỳ nhưng chỉ mới thực hiện được 15% kế hoạch

Năm 2024, CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) đặt kế hoạch lãi sau thuế 1,056 tỷ đồng, tăng 9%. Kết thúc quý 1, Công ty thực hiện được hơn 15% kế hoạch này.

CSM lãi ròng gần 20 tỷ trong quý 1, cao nhất 7 năm

Quý 1/2024, doanh thu Casumina (CSM) đạt 1,147 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, do chịu tác động bởi cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi ròng lại...

Lợi nhuận Bến xe Miền Tây tăng mạnh, cổ đông nhận "mưa" cổ tức

Thoát khỏi gọng kìm COVID-19, tình hình kinh doanh của CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) ngày càng khởi sắc, thể hiện qua việc đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98