Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch đàm phán thương mại trong tháng 1/2019

19/12/2018 07:20
19-12-2018 07:20:21+07:00

Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch đàm phán thương mại trong tháng 1/2019

Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch tổ chức gặp gỡ trong tháng 1/2019 để thương lượng về một thỏa thuận đình chiến thương mại rộng hơn, nhưng không có khả năng gặp gỡ trực tiếp trước thời điểm này, theo tuyên bố từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Phát biểu tại cuộc phỏng vấn bàn tròn tại văn phòng ở Washington của Bloomberg, ông Mnuchin cho biết cả hai bên đã điện đàm nhiều lần trong vài tuần gần đây và vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch tổ chức đàm phán chính thức.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

“Chúng tôi đang trong quá trình xác nhận về việc tổ chức một vài cuộc họp và chúng tôi quyết tâm đảm bảo là chúng tôi tận dụng thời gian một cách khôn ngoan, cố gắng giải quyết điều này (chiến tranh thương mại)”, ông Mnuchin nhận định. Hiện cả hai bên tập trung vào việc cố gắng vẽ ra một thỏa thuận trước hạn chót ngày 01/03/2019 – thời điểm thỏa thuận đình chiến thương mại hết hiệu lực. “Chúng tôi hy vọng sẽ có các cuộc họp trong tháng 1/2019”, ông cho biết. Trước đó, chính quyền Mỹ không hề đề cập cụ thể tới thời điểm của các cuộc đàm phán.

Ông Mnuchin cho biết, cả ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều không biết về vụ bắt giữ Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei Technologies khi họ gặp gỡ Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, tại buổi ăn tối vào ngày 01/12/2018 – cùng ngày vị CFO Huawei bị bắt giữ ở Canada.

Vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng đẩy lùi tuyên bố của Tổng thống Mỹ trong tuần trước rằng ông sẽ sẵn lòng can thiệp vào vụ Huawei nếu đó là điều cần thiết để tiến tới một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi rất rõ ràng và Trung Quốc hiểu đó là hai vấn đề tách biệt”, ông Mnuchin cho hay.

Giọng điệu bất chấp của ông Tập trong bài phát biểu hôm thứ Ba (18/12) cũng báo hiệu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ còn leo thang trong thời gian tới.

Ông và Tổng thống Mỹ không có bất kỳ “cuộc trao đổi trực tiếp” nào về vụ Huawei, ông Mnuchin cho hay.

Những “chú diều hâu” trong chính quyền Donald Trump từ lâu đã tỏ ra hoài nghi về những lời hứa cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình khi xét tới những gì đã diễn ra trong quá khứ. Thế nhưng, ông Mnuchin cho biết cả hai bên đã nhất trí là bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào thì cũng sẽ “có thể thi hành, có thể kiểm chứng và có ngày cụ thể”.

“Chúng tôi quả quyết là nếu có một thỏa thuận thì nó sẽ đủ chi tiết: Khung thời gian, những thông tin chi tiết và mọi thứ khác sẽ được phác thảo rõ ràng”, ông cho biết.

Giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc vẫn là một ưu tiên quan trọng của ông Trump, nhưng Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định chính quyền Trump hiểu là vấn đề này cần thời gian để giải quyết và cũng tập trung vào việc thúc đẩy Trung Quốc thực hiện thay đổi về cấu trúc của nền kinh tế - một điều sẽ giúp cân bằng thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa hàng tháng của Mỹ với Trung Quốc đã chạm kỷ lục trong thnasg 10/2018.

“Tôi không nghĩ đó là điều chúng tôi kỳ vọng xảy ra chỉ sau một đêm”, ông Mnuchin nói về khả năng giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Nhưng ông cho rằng Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý về sự cần thiết của cán cân thương mại cân bằng hơn và điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể.

Mỹ cũng muốn là các công ty Mỹ có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc giống với cách mà các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ, ông Mnuchin nhận định. “Và nếu chúng ta thực hiện điều đó thì cần phải thay đổi cấu trúc, thâm hụt thương mại sẽ cân bằng hơn rất nhiều”, ông nói.

“Tôi không nghĩ sẽ có câu hỏi là liệu có chiến thắng dành cho họ (Trung Quốc) hay là chiến thắng dành cho chúng tôi”, ông Mnuchin chia sẽ. “Tôi nghĩ là có thể đây là chiến thắng dành cho cả hai bên vì Trung Quốc có tầng lớp trung lưu lớn và ngày càng tăng, và họ muốn hàng hóa Mỹ. Vì vậy, tôi nghĩ có một kết quả kinh tế có lợi cho cả đôi bên”.

Ông Trump đã đồng ý không nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong lúc cả hai bên thực hiện đàm phán cho tới ngày 01/03/2018. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý nối lại việc mua đậu nành Mỹ và tạm ngưng hàng rào thuế quan đáp trả đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ.

Sự không chắc chắn về những gì ông Trump và ông tập đã đồng ý tại bữa ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 đã khiến thị trường biến động dữ dội trong vài tuần gần đây. Và nhà đầu tư cũng lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98