OPEC+ vẫn chưa tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì Nga chưa sẵn sàng

07/12/2018 10:15
07-12-2018 10:15:08+07:00

OPEC+ vẫn chưa tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì Nga chưa sẵn sàng

Lần đầu tiên trong gần 5 năm, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) kết thúc cuộc họp mà không có một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khi Nga từ chối tham gia vào đợt cắt giảm sản lượng lớn mà Ả-rập Xê-út đề xuất.

Sau hai ngày đàm phán ở Vienna, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid Al-Falih, cho biết ông không hề tự tin là OPEC có thể tiến tới một thỏa thuận khi nhóm họp với các đồng minh một lần nữa trong ngày thứ Sáu (07/12). Đề xuất chung tay cắt giảm tổng cộng 1 triệu thùng/ngày treo “lủng lẳng” trong bất ổn.

“Không phải ai cũng sẵn sàng cắt giảm bằng nhau”, Al-Falih nói với các phóng viên ở Vienna. “Nga cũng không sẵn sàng cắt giảm mạnh sản lượng”.

Việc không thể tiến tới một thỏa thuận là ví dụ mới nhất cho thấy OPEC đang chịu áp lực từ các thế lực đang cố vẽ lại bản đồ dầu toàn cầu, từ đó buộc họ phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của một thành viên bên ngoài là Nga. Trong một diễn biến đáng chú ý, Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng họ đã trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu khí lần đầu tiên trong 75 năm nhờ sự bùng nổ của dầu đá phiến.

Thị trường dầu nhanh chóng phản ứng tiêu cực trước bước lùi của OPEC, trong đó giá dầu Brent có lúc giảm tới 5.2% xuống 58.36 USD/thùng ở Luân Đôn.

Tình hình đã thay đổi quá nhiều đối với OPEC kể từ năm 2016, thời điểm Nga và Ả-rập Xê-út kết thúc mối quan hệ hiềm khích và bắt đầu chung tay kiểm soát thị trường. Liên minh đã chuyển hóa OPEC thành một tổ chức độc quyền trong đó Nga thể hiện quyền lực của mình.

Khi các bộ trưởng ngồi lại với nhau tại trụ sở OPEC, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, đã trở về St. Petersburg để gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin nhằm quyết định về phần góp của họ trong đợt cắt giảm sản lượng này. Nếu đối tác quan trọng bậc nhất của OPEC trong liên minh OPEC+ quyết định thực hiện cắt giảm mạnh thì tổ chức này sẽ làm theo.

“Ấn tượng ở đây là OPEC không thể đi tới một quyết định thực sự nếu không kiểm tra với Moscow trước tiên và điều này sẽ rất khó để một số thành viên khác chấp nhận”, Derek Brower, Giám đốc tại công ty tư vấn RS Energy Group, cho biết. “Thị trường không quan tâm nếu ngày mai họ đưa ra một đợt cắt giảm mạnh với những số liệu thích hợp, nhưng đó vẫn là một chữ ‘nếu’ lớn”.

Trước đó trong ngày thứ Năm (06/12), các bộ trưởng đang bàn luận về đề xuất cắt giảm tổng cộng 1 triệu thùng/ngày, một đại diện cho biết. Con số này trùng khớp với đề xuất trước đó của Ả-rập Xê-út – một mức sẽ không “gây sốc đến thị trường”. Vương quốc Ả-rập Xê-út đang chịu áp lực kinh tế sau khi giá dầu đổ đèo trong tháng trước, tuy vậy họ vẫn đang phân vân giữa việc ngăn chặn tình trạng dư cung vào năm tới và việc làm vui lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong khi các nhà sản xuất vùng Trung Đông cần doanh thu dầu cao để chi trả cho các khoản chi tiêu của Chính phủ, thì Nga lại rất khác. Họ đang có thặng dư ngân sách và hưởng lợi từ một đồng Ruble yếu – vốn đã làm giảm thiểu tác động từ giá dầu thấp hơn (bằng đồng USD). Chính phủ Nga đang lo ngại về tác động của mức giá dầu cao hơn tới người tiêu dùng, xung đột với chính sách kinh tế, theo một quan chức của điện Kremlin.

Mặc dù Nga – nhà sản xuất dầu lớn nhất trong liên minh OPEC+ – đã đồng ý cắt giảm về nguyên tắc, phần đóng góp của họ vẫn chưa xác định được tại các cuộc họp ở Vienna trong tuần này. Trong các cuộc trao đổi riêng tư trước đó trong tuần này, các đại diện OPEC cho biết, Ả-rập Xê-út ủng hộ Nga cắt giảm 300,000 thùng.ngày, nhưng Moscow lại muốn chỉ cắt giảm 150,000 thùng/ngày.

Trước cuộc họp ngày thứ Năm (06/12), Al-Falih cho biết “nếu mọi người không sẵn lòng tham gia và đóng góp như nhau thì chúng tôi sẽ chờ cho tới lúc họ sẵn sàng làm thế. Ông cũng chuẩn bị cho kịch bản không có thỏa thuận.

Thêm một điểm khó nhằn khác là phần góp của Iran, một đại diện cho biết. Vương quốc vùng Vịnh này hiện đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ và nhứ thế là sẽ không tham gia vào bất kỳ đợt cắt giảm nào, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá xăng RON 95-III tăng 530 đồng lên 24,810 đồng/lít

Từ 15h chiều 28/3, giá xăng E5RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 530 đồng/lít; giá 2 loại dầu giảm 320 và 390 đồng/lít/kg, dầu mazut tăng 50 đồng/kg.

Dự thảo điều hành giá xăng: Siết quy định về kho, bể chứa xăng dầu

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất siết quy định cho thuê, mượn kho chứa...

Dầu giảm 2 phiên liên tiếp khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Tư (27/03), khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện...

Dầu Brent lùi nhẹ về gần 86 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Ba (26/03), khi nhà đầu tư đánh giá tác động của các cuộc chiến tranh ở Đông Âu và Trung Đông đối với bức tranh...

Dầu tăng hơn 1.5% sau khi Nga cắt giảm sản lượng để đáp ứng mục tiêu của OPEC+

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh vào ngày thứ Hai (25/03), khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine làm gián đoạn công suất lọc dầu...

Dầu thô có dễ ‘hết thời’?

Thế giới đang sử dụng nhiều dầu thô hơn bao giờ hết và nhu cầu nhiên liệu hóa thạch này có thể tăng vượt kỳ vọng trong năm nay. Các nhà lãnh đạo ngành dầu khí toàn...

Dầu lùi nhẹ chờ kết quả đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Giá dầu giảm vào ngày thứ Sáu (22/03) và gần như đi ngang trong tuần, khi khả năng ngừng bắn ở Gaza làm suy yếu giá dầu thô. Trong khi đó, cuộc chiến ở châu Âu và...

Dầu giảm nhẹ khi nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn

Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (21/03), chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn.

Giá xăng tăng mạnh, xăng RON 95-III vượt 24,000 đồng/lít

Theo điều chỉnh của liên bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/3, mỗi lít xăng tăng thêm hơn 700 đồng, còn dầu diesel tăng 470 đồng/lít.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98