Tòa án chấp nhận yêu cầu của DXL, hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ của Quốc tế Lạng Sơn

06/12/2018 16:03
06-12-2018 16:03:24+07:00

Tòa án chấp nhận yêu cầu của DXL, hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ của Quốc tế Lạng Sơn

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Lạng Sơn đã không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của CTCP Quốc tế Lạng Sơn, chấp nhận yêu cầu của CTCP Du lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (UPCoM: DXL) hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần 1 năm 2018 số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 ngày 10/4/2018 của CTCP Quốc tế Lạng Sơn.

Nội dung việc dân sự

Theo Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự ngày 01/06/2018 và đơn bổ sung ngày 22/06/2018 của người yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc và tại phiên họp người yêu cầu trình bày:

CTCP Quốc tế Lạng Sơn, tiền thân là Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn, được thành lập ngày 12/3/2004. Đến năm 2009, Công ty chuyển đổi thành CTCP lấy tên là CTCP Quốc tế Lạng Sơn (gọi tắt là Công ty Quốc tế) như hiện nay. Theo Giấy chứng nhận đầu tư năm 2009, Công ty Quốc tế có vốn điều lệ 27 triệu USD, tương ứng với 27 triệu cổ phần (1 USD/cổ phần), người đại diện theo pháp luật là ông Lâm Bảo Kỳ - Tổng Giám đốc. Trong đó, CTCP Du lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (gọi tắt là Công ty Du lịch) là cổ đông sáng lập sở hữu 4.05 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 15% vốn điều lệ.

Ngày 10/4/2018, Công ty Quốc tế đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 và thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần 1 năm 2018 số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 ngày 10/4/2018.

Ngày 01/6/2018, Công ty Du lịch có đơn yêu cầu TAND Thành phố Lạng Sơn hủy bỏ Nghị quyết số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 với lý do:

- Công ty Quốc tế không mời Công ty Du lịch tham dự ĐHĐCĐ ngày 10/4/2018 là cố ý để dễ bề thực hiện việc tước đoạt vắng mặt tất cả mọi quyền của Công ty Du lịch với tư cách là cổ đông đang sở hữu vốn góp cổ phần 4.05 triệu USD. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp; điểm a khoản 1 Điều 8 Điều lệ Công ty Quốc tế.

- Nội dung tại điểm 2.3 của Nghị quyết số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 đã vi phạm nghiêm trọng các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 114 và khoản 2 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp; điểm d khoản 1 Điều 8 Điều lệ Công ty Quốc tế về quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của Công ty Du lịch.

- Nội dung Nghị quyết số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1, thu về số tiền 4.05 triệu USD mà Công ty Quốc tế cho Công ty Du lịch vay. Nội dung này đã vi phạm pháp luật về thẩm quyền vì khi có tranh chấp về khoản vay 4.05 triệu USD mà hai bên không tự thỏa thuận, hòa giải được, thì mỗi bên chỉ có thể khởi kiện đến Tòa án hoặc đề nghị Trọng tài (nếu có thỏa thuận) để yêu cầu giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Quốc tế trình bày:

Dự án Công ty Quốc tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép ngày 12/3/2004, điều chỉnh lần 1 ngày 12/10/2005. Theo giấy phép này thì Công ty Quốc tế là doanh nghiệp dự án, bên Việt Nam tham gia liên doanh là Công ty Du lịch khi đó là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và bên Việt Nam góp 4.05 triệu USD bằng giá trị quyền sử dụng 188 ha đất trong 50 năm thực hiện dự án.

Ngày 10/8/2009, UBND tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2386/GPĐC2/14/02. Tại Điều 3 Giấy phép trên có ghi: "Bên Việt Nam góp 4.05 triệu USD, chiếm 15% vốn pháp định bằng tiền” và tại Điêu 6 có ghi: “Trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các bên liên doanh phải góp đủ vốn pháp định để thực hiện dự án".

Ngày 02/10/2009, Công ty Quốc tế cấp Giấy chứng nhận vốn góp số 130/TL-GCN cho Công ty Du lịch, trong đó ghi rõ: "Chứng nhận Công ty Du lịch đã góp đủ số vốn lần 1 vào công ty giá trị 4.05 triệu USD" bằng giá trị lợi thế về mặt bằng của dự án tại Lạng Sơn". Việc Công ty Quốc tế cấp Giấy chứng nhận trên là tạo điều kiện cho Công ty Du lịch, do tại thời điểm đó Công ty Du lịch vẫn do Nhà nước nắm giữ 49.99% vốn điều lệ.

Ngày 23/12/2009, Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn chuyển đổi thành CTCP lấy tên là CTCP Quốc tế Lạng Sơn.

Thực hiện lộ trình thoái vốn, kể từ ngày 01/4/2015, Nhà nước không còn giữ vốn trong Công ty Du lịch, như vậy giá trị quyền sử dụng 188 ha đất trong 50 năm của Công ty Du lịch không còn được Nhà nước bảo đảm. Điều đó đồng nghĩa với việc muốn đảm bảo phần vốn tham gia dự án bằng giá trị quyền sử dụng đất, Công ty Du lịch phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ dự án 188 ha. Nhưng đến nay, Công ty Du lịch chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên. Để tạo điều kiện cho Công ty Du lịch được tiếp tục là cổ đông, Công ty Quốc tế có văn bản ngày 28/9/2016 gửi Công ty Du lịch, trong đó ghi rõ: “Nếu Công ty Du lịch... còn muốn tiếp tục tham gia là cổ đông thì đề nghị... góp vốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản". Nhưng Công ty Du lịch vẫn không trả lời và thực hiện đề nghị trên.

Như vậy, kể từ năm 2015 khi Nhà nước thoái vốn khỏi Công ty Du lịch, việc góp vốn của Công ty Du lịch bằng giá trị quyền sử dụng đất 188 ha, tương đương 4.05 triệu USD, không còn hiệu lực. Điều này được thể hiện rõ tại Thông báo số 944/UBND-KTN ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn và tại Điều 3, Điều 6 Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2386/GPĐC2/14/02 ngày 10/8/2009, ghi rõ: Bên Việt Nam góp vốn 4.05 triệu USD, chiếm 15% vốn pháp định, bằng tiền mặt trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các bên liên doanh phải góp đủ vốn pháp định để thực hiện dự án.

Như vậy, Công ty Du lịch không thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo quy định trong vòng 90 ngày kể từ ngày 10/8/2009. Căn cứ Điều 6 Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 23 86/GPĐC2/14/02 ngày 10/8/2009; Điều 111 112 của Luật Doanh nghiệp, thì đương nhiên Công ty Du lịch không còn là cổ đông của Công ty Quốc tế. Do đó, Nghị quyết ĐHĐCĐ số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 ngày 10/4/2018 của Công ty Quốc tế là hợp pháp.

Người đại diện theo ủy quyền của UBND tỉnh Lạng Sơn, bà Dương Thị Hoan, trình bày:

Việc ban hành Công văn số 944/UBND-KTN ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn là trên cơ sở tờ trình của Công ty Quốc tế xin ý kiến việc xử lý khoản vay góp vốn thực hiện dự án Khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn.                                        

Theo Giấy phép đầu tư số 2386/GP ngày 12/3/2004, bên Việt Nam tham gia liên doanh là Công ty Du lịch (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) góp 4.05 triệu USD bằng giá trị quyền sử dụng 188 ha đất trong 50 năm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì: “Trường hợp bên Việt Nam góp vón bằng giá trị quyền sử dụng đất, bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất. Chi phí thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng được tính trong phần góp vốn của bên Việt Nam hoặc do các bên thỏa thuận".

Để thực hiện trách nhiệm cho phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng 188 ha đất trong 50 năm trên, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có các quyết định: Quyết định số 871/QĐ-UB-KT ngày 04/6/2004 về việc thu hồi gần 1.88 triệu m2 đất và Quyết định số 1011/QĐ-UB-KT ngày 08/7/2004 về việc thu hồi 39,272 m2 đất để giao cho Công ty Du lịch thuê để liên doanh với nước ngoài thực hiện dự án.

Tuy nhiên, do Công ty Du lịch không có kinh phí để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nên hai bên đã thỏa thuận để các nhà đầu tư nước ngoài cho Công ty Du lịch vay tiền. Hai bên ký kết Hợp đồng vay tiền số 08-2004/HĐTV ngày 15/9/2004, với số tiền vay là 1 triệu USD. Đến ngày 13/8/2005, hai bên tiếp tục ký kết Hợp đồng vay tiền số 35/HĐTV với số tiền 100,000 USD trên nguyên tắc giải ngân nhận nợ. Theo Giấy xác nhận ngày 27/3/2009 (bên A là Công ty Quốc tế, bên B là Công ty Du lịch), hai bên xác nhận: “Bên B nhận nợ với sổ tiền là 69 tỷ đồng. Bên A đã nhận số tiền góp vốn của bên B là 69 tỷ đồng, tương đương với 137.64 ha đất".

Ngày 10/8/2009, UBND tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2386/GPĐC2/14/02, theo đó tại Điều 3 có ghi: “Bên Việt Nam góp 4.05 triệu USD, chiếm 15% vốn pháp định, bằng tiền”. Do thay đổi phương thức góp vốn của bên Việt Nam chuyển từ giá trị quyền sử dụng đất sang bằng tiền như trên, ngày 21/10/2009, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 2129/QĐ-UBND thu hồi 944,874 m2 đất đã giao cho Công ty Du lịch, cho Công ty Quốc tế thuê. Như vậy, đương nhiên Công ty Du lịch không còn phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với 944,874 m2 đất đã bị thu hồi.

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành công văn số 944/UBND-KTN ngày 04/10/2016 về việc xử lý khoản vay góp vốn thực hiện dự án, với quan điểm: Việc xử lý khoản vay góp vốn thực hiện dự án Khách sạn sân golf Hoàng Đông - Lạng Sơn có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, là biện pháp hành chính thông thường, mà không phải thực hiện thủ tục chấm dứt bảo lãnh đối với khoản vay.

Trong thời gian tới, khi dự án hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích thực hiện dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục thu hồi phần diện tích còn lại đã cho Công ty Du lịch thuê, để cho Công ty Quốc tế thuê theo quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư.

Người làm chứng ông Vy Chí Sỹ trình bày: Theo quy định, bên Việt Nam có trách nhiệm giải phóng mặt bằng dự án Khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn nhưng khi giải phóng mặt bằng, Công ty Du lịch không có trách nhiệm gì cả mà đẩy hết trách nhiệm cho Ban giải phóng mặt bằng thành phố Lạng Sơn thực hiện.

Với nội dung trên, tại Quyết định số 02/2018/QĐST-KDTM ngày 17/10/2018 của TAND Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đã quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu của Công ty Du lịch: Hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần 1 năm 2018 số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 ngày 10/4/2018 của Công ty Quốc tế.

Ngày 24/10/2018, Công ty Quốc tế có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị cấp phúc thẩm xem xét hủy toàn bộ Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 02/2018/QĐST-KDTM ngày 17/10/2018 của TAND Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự, người kháng cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Quốc tế: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của Công ty Quốc tế, hủy toàn bộ Quyết định giải quyết sơ thẩm việc dân sự số 02/2018/QĐST-KDTM ngày 17/10/2018 của TAND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Du lịch: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của Công ty Quốc tế, giữ nguyên Quyết định giải quyết sơ thẩm việc dân sự số 02/2018/QĐST- KDTM ngày 17/10/2018 của TAND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Ý kiến của UBND tỉnh Lạng Sơn: UBND tỉnh giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại cấp sơ thẩm; UBND tỉnh cho rằng tại các giấy chứng nhận đầu tư chỉ ghi nhận thông tin về doanh nghiệp, thông tin về dự án, không phải giấy xác nhận doanh nghiệp đã góp đủ vốn vào dự án.

Ý kiến của kiểm sát viên tại phiên họp: Căn cứ tài liệu trong hồ sơ và tranh luận tại phiên họp phúc thẩm, thể hiện việc góp vốn được chuyển thành khoản vay nợ, việc này phù hợp với các tài liệu trong hồ sơ và lời khai của các bên; từ năm 2009 đến nay đã qua 4 lần xin cấp đổi giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận vốn góp đều thừa nhận Công ty Du lịch là thành viên của Công ty Quốc tế. Như vậy, việc cấp sơ thẩm nhận định và quyết định hủy Nghị quyết số 28 của ĐHĐCĐ Công ty Quốc tế là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Đề nghị không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên quyết định sơ thẩm.

Nhận định của Tòa án

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng phúc thẩm nhận định:

[1] Về nội dung kháng cáo: Công ty Quốc tế cho rằng Công ty Du lịch đã không thực hiện việc góp vốn bằng tiền theo Giấy phép đầu tư nên không được coi là cổ đông của Công ty Quốc tế từ năm 2015 và đã có Nghị quyết của HĐQT; cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật chưa chính xác do Công ty Du lịch không phải cổ đông của Công ty nên không có quyền yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ; việc xem xét chứng cứ là chưa khách quan, toàn diện. Do đó, Công ty Quốc tế kháng cáo yêu cầu hủy toàn bộ Quyết định số 02/2018/QĐST-KDTM ngày 17/10/2018 của TAND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

[2] Căn cứ nội dung Giấy chứng nhận vốn góp số 130/TL-GCN ngày 02/10/2009 của Công ty Quốc tế; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (gồm: Chứng nhận lần đầu ngày 23/12/2009; Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 26/5/2010; Chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 10/12/2010; Chứng nhận thay đổi lần thứ ba ngày 08/4/2011 và Chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 08/5/2018); Điều lệ Công ty Quốc tế (gồm: Phần mở đầu; Điều 6; mục 7.1.1 Điều 7) và Danh sách cổ đông sáng lập Công ty Quốc tế ngày 18/12/2009 do Tổng Giám đốc Lâm Bảo Kỳ ký để xác định Công ty Du lịch là cổ đông của Công ty Quốc tế.

[3] Các văn bản trên hiện vẫn có giá trị pháp lý, theo đó đều xác nhận Công ty Du lịch là cổ đông sáng lập và đã góp đủ vốn 4.05 triệu USD vào Công ty Quốc tế, tương đương 4.05 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 15% vốn góp. Tại phiên họp phúc thẩm, Công ty Du lịch cung cấp xác nhận BCTC kiểm toán năm 2016, 2017 là Công ty Quốc tế xác nhận số dư các khoản mục với Công ty Quốc tê tại ngày 31/12/2016 và 31/12/2017. Vì vậy, căn cứ khoản 11 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2005, văn bản có hiệu lực tại thời điểm góp vốn. (nay là khoản 2 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2014) và tại thời điểm hiện tại, có căn cứ xác định Công ty Du lịch là cổ đông của Công ty Quốc tế.

[4] Như vậy, Công ty Du lịch là cổ đông của Công ty Quốc tế và có các quyền của cổ đông được quy định tại Điều 114 của Luật Doanh nghiệp, trong đó có quyền dự họp ĐHĐCĐ. Ngày 10/4/2018, Công ty Quốc tế tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 nhưng không thông báo mời họp đến Công ty Du lịch là vi phạm khoản 4 Điều 139 của Luật Doanh nghiệp về trình tự mời họp ĐHĐCĐ.

[5] Cuộc họp ĐHĐCĐ vi phạm về trình tự thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quy định tại Điều 18 Điều lệ Công ty Quốc tế và Điều 142 Luật Doanh nghiệp, như: Trước khi khai mạc cuộc họp không tiến hành đăng ký cổ đông dự họp; ĐHĐCĐ không bầu ban kiểm phiếu; ĐHĐCĐ không thông qua chương trình và nội dung họp; vi phạm về việc biểu quyết, như: Không phát phiếu biểu quyết, không thu phiếu biểu quyết tán thành, không thu phiếu biểu quyết không tán thành...

[6] Quyết nghị tại mục 2 Điều 1 Nghị quyết ĐHĐCĐ số 28NQ/ĐHCĐ- 2018L1 là vượt thẩm quyền của ĐHĐCĐ, vi phạm khoản 2 Điều 11 Điều lệ Công ty Quốc tế; điểm d khoản 1 Điều 114; Điều 126; khoản 2 Điều 135; khoản 2 Điều 136 của Luật Doanh nghiệp. Vì, tại các điều khoản viện dẫn trên không có quy định nào cho phép ĐHĐCĐ có thẩm quyền tự chuyển số cổ phần 4.05 triệu USD của Công ty Du lịch cho các cổ đông khác trong công ty hoặc tự đơn phương giải quyết khoản vay 4.05 triệu USD của Công ty Quốc tế cho Công ty Du lịch vay là không đúng với các quy định về giao dịch dân sự.

[7] Việc Công ty Quốc tế tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 ngày 10/4/2018 đã vi phạm khoản 1, 2 Điều 147 của Luật Doanh nghiệp và vi phạm Điều lệ Công ty Quốc tể nên có căn cứ chấp nhận hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1.

[8] Như vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty Quốc tế; cần giữ nguyên Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 02/2018/QĐST-KDTM ngày 17/10/2018 của TAND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Vì những lẽ trên, TAND tỉnh Lạng Sơn quyết định:

- Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Quốc tế, giữ nguyên Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 02/2018/QĐST- KDTM ngày 17/10/2018 của TAND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Chấp nhận yêu cầu của Công ty Du lịch: Hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên lần 1 năm 2018 số 28NQ/ĐHCĐ-2018L1 ngày 10/4/2018 của Công ty Quốc tế.

Gia Nghi

FILI

Tài liệu đính kèm:

1.DXL_2018.12.6_44d356d_QD_so_02_ngay_22.11.2018_cua_TAND_Tinh_Lang_Son__huy_NQ_DH_Cty_CP_

Quoc_te_Lang_Son__K.pdf





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98