Top 10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam 2018

25/12/2018 09:30
25-12-2018 09:30:00+07:00

Top 10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam 2018

Theo thống kê của Vietstock, năm 2018 có 23 doanh nghiệp đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trong đó, dẫn đầu là đợt IPO của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (UPCoM: POW) với giá trị 6,996 tỷ đồng.

1. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW)

Ngày 31/01, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) chào bán hơn 468.3 triệu cp lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá khởi điểm 14,400 đồng/cp. Có tổng cộng 1,981 nhà đầu tư tham gia đấu giá với tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 491.4 triệu cổ phần.

Kết quả, toàn bộ số lượng cổ phần đấu giá đã được bán cho 1,928 nhà đầu tư, trong đó có 1,834 nhà đầu tư cá nhân và 94 nhà đầu tư tổ chức. Mức giá đặt mua cao nhất là 28,000 đồng/cp và thấp nhất là 14,500 đồng/cp. Giá đấu thành công bình quân là 14,938 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị thu về từ đợt IPO hơn 6,996 tỷ đồng.

2. Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Ngày 17/01 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức bán đấu giá hơn 241.5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tương đương 7.79% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 14,600 đồng/cp.

Tổng số nhà đầu tư tham gia gồm 4,097 nhà đầu tư với khối lượng đặt mua hơn 651.7 triệu cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là 3,964 và nhà đầu tư tổ chức là 115 nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được mua toàn bộ số lượng cổ phần chào bán.

Kết quả, toàn bộ 241.5 triệu cổ phần của BSR đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư, trong đó có 62 nhà đầu tư tổ chức và 561 nhà đầu tư cá nhân với giá trúng bình quân là 23,043 đồng/cp cao hơn 57.8% so với giá chào bán. Nhà đầu tư nước ngoài mua thành công 147.83 triệu cổ phần (tương đương 61.2% số cổ phần chào bán). Sau đợt IPO này Nhà nước thu về 5,566 tỷ đồng.

3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

Ngày 25/01, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH MTV (OIL) tổ chức IPO với khối lượng 206.84 triệu cổ phiếu.

Theo thông báo của HOSE, phiên đấu giá có tổng cộng 3,195 nhà đầu tư tham gia với khối lượng đăng ký mua cổ phần gần 483.2 triệu cổ phiếu, gấp 2.3 lần lượng chào bán. Đây cũng là phiên IPO chứng kiến lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá cao thứ 2 sau phiên IPO của BSR trước đó.

Kết quả, toàn bộ 206.84 triệu cổ phiếu PV OIL được bán với giá đấu thành công bình quân là 20,196 đồng/cp, tương ứng với tổng giá trị 4,177 tỷ đồng. Mức giá trúng bình quân cao hơn 50.7% so với mức giá khởi điểm. Trong đó, giá trúng cao nhất là 40,000 đồng/cp và giá thấp nhất 19,200 đồng/cp.

Số nhà đầu tư trúng giá là 1,378 bao gồm 45 tổ chức và 1,333 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài gom được gần 68.5 triệu cổ phiếu, chiếm 33.1% khối lượng chào bán.

4. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR)

Ngày 02/02/2018, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) mang hơn 475.1 triệu cổ phần (chiếm 11.88% vốn điều lệ) ra IPO. Đợt IPO này được tổng cộng 499 nhà đầu tư đặt mua với khối lượng 100.7 triệu cp, chiếm khoảng 21% lượng chào bán. Giá đặt mua cao nhất là 20,800 đồng/cp và giá thấp nhất tại mức khởi điểm 13,000 đồng/cp.

Kết quả trúng giá ghi nhận tất cả 36 nhà đầu tư tổ chức và 462 nhà đầu tư cá nhân đã trúng thầu với giá đấu thành công bình quân là 13,011 đồng/cp. Theo đó, đợt đấu giá này đã mang về cho Nhà nước số tiền hơn 1,311 tỷ đồng, chỉ bằng 21% kế hoạch, thấp hơn 6 ngàn tỷ dự thu trước đó từ IPO.

5. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II)

Ngày 14/03, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (UPCoM: VSF) đã chào bán thành công 100% số cổ phần lần đầu ra công chúng với 114.8 triệu cổ phần, chiếm 22.97% vốn điều lệ.

Giá đấu thành công cao nhất là 12,000 đồng/cp và thấp nhất 10,100 đồng/cp. Giá đấu thành công bình quân là 10,101 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 1,159 tỷ đồng.

6. Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Ngày 30/3, trong phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà nội (HTM), 75.9 triệu cổ phần tương đương 34.51% vốn điều lệ của Công ty đã được bán hết cho 2 nhà đầu tư tổ chức và 344 nhà đầu tư cá nhân, thu về 980 tỷ đồng.


7. Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDC)

10 nhà đầu tư cá nhân đã mua thành công hơn 20.56 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDC) trong phiên IPO ngày 18/06.

Giá trúng bình quân là 26,282 đồng/cp, gần gấp đôi giá khởi điểm 13,300 đồng/cp. Giá đấu thành công cao nhất là 26,800 đồng/cp và giá trúng thấp nhất 25,000 đồng/cp. Sau đợt đấu giá, Bộ Xây dựng thu về hơn 540 tỷ đồng.

8. Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (PROTRADE)

Ngày 28/3, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT) đã tiến hành đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

Kết quả cuối cùng có 63 nhà đầu tư cá nhân và 4 tổ chức trúng giá trong phiên IPO này với giá trúng bình quân 17,474 đồng/cp, đạt giá trị hơn 524 tỷ đồng, cao hơn 46% mức kỳ vọng là 360 tỷ đồng.

9. Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3)

Cũng trong tháng 2/2018, Sở GDCK TPHCM đã tổ chức buổi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng Công ty Phát điện 3 (PGV). Tổng số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là hơn 267 triệu cổ phần, tương ứng 12.83% vốn điều lệ, giá chào bán 24,600 đồng/cp. Đã có 336 nhà đầu tư đăng ký tham gia cuộc đấu giá này, với tổng số lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 7.45 triệu cổ phần, chỉ tương đương 2.8%.

Kết thúc cuộc đấu giá, tổng số cổ phần được bán cho 331 nhà đầu tư là hơn 7.45 triệu cổ phần chỉ tương đương 2.8% số lượng cổ phần chào bán, với mức giá đấu thành công bình quân là 24,802 đồng/cp, nhích nhẹ so mức giá khởi điểm 24,600 đồng/cp. Đợt đấu giá này thu về số tiền 184.8 tỷ đồng.

10.  Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng (LAWACO)

Ngày 15/01, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng (LDW) đã tổ chức thành công cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

Số lượng cổ phiếu được mang ra bán đấu giá là 13.81 triệu cổ phần, tương ứng với 17.53% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 11,000 đồng/cp. Có 5/10 cá nhân đấu giá thành công số cổ phần trên. Giá đấu thành công bình quân là 11,102 đồng/cp và giá trị chào bán thành công của đợt IPO này là hơn 153.3 tỷ đồng.


Quốc Thắng

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98