Trải qua một năm đầy vận đen, “dân chứng” Trung Quốc hao tổn 2 ngàn tỷ USD

14/12/2018 14:16
14-12-2018 14:16:21+07:00

Trải qua một năm đầy vận đen, “dân chứng” Trung Quốc hao tổn 2 ngàn tỷ USD

Một loạt bất hạnh ập đến thị trường Trung Quốc trong năm nay và nhà đầu tư cũng vì thế mà thua lỗ nặng nề nhất trong nhiều năm, cho dù bạn nhìn ở bất kỳ nơi đâu trên thị trường này.

Hoảng hồn vì những yếu tố từ vụ bê bối vắc-xin cho tới sự suy giảm chi tiêu tiêu dùng, chiến dịch tăng cường kiểm soát các công ty công nghệ Trung Quốc của chính quyền Trump và việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát ngành giáo dục, trò chơi điện tử và dược phẩm, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “bốc hơi” 2 ngàn tỷ USD trong năm 2018. Ngập lặn trong thị trường con gấu, tất cả 10 nhóm ngành thuộc chỉ số CSI 300 sắp ghi nhận mức giảm 10% hoặc hơn trong năm nay – một trong những năm mà bán tháo diễn ra trên diện rộng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Dường như cũng chẳng có nơi nào để ẩn nấp trên một thị trường vốn phải chịu áp lực từ đà giảm tốc kinh tế, số lượng vụ vỡ nợ doanh nghiệp đạt kỷ lục và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Mỹ về thương mại. Dưới đây, Bloomberg cũng đưa ra một góc nhìn về những yếu tố tác động tiêu cực tới những cổ phiếu định danh bằng đồng Nhân dân tệ trong năm nay – năm đầu tiên mà cổ phiếu Trung Quốc được thêm vào các chỉ số cổ phiếu toàn cầu chuẩn.

Chỉ số CSI 300 có lúc giảm 0.7% vào đầu ngày thứ Sáu (14/12).

Viễn thông

Một số cổ phiếu đổ đèo mạnh nhất của Trung Quốc nằm trong nhóm cổ phiếu của các công ty sản xuất phần cứng. Năm nay, Mỹ đã lên tiếng cáo buộc ZTE và Huawei Technologies vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Vịn vào cớ đó, chính quyền Mỹ áp những lệnh cấm và thực hiện các vụ bắt giữ, và làm nảy sinh căng thẳng ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cơn đau mà ZTE phải gánh chịu – bị đình chỉ hoạt động trong 2 tháng – là bằng chứng đầu tiên cho thấy tình hình năm nay tồi tệ tới nhường nào.

Công nghệ

Chẳng nhóm ngành nào trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều và rõ ràng hơn nhóm cổ phiếu công nghệ. Với chuỗi cung ứng rộng lớn trên toàn cầu, các công ty như GoerTek Inc. đã phải cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tiếp tục hoạt động. Cổ phiếu của GoerTek Inc. đã rớt 58% trong năm nay. Các kế hoạch thắt chặt các ràng buộc về xuất khẩu của chính quyền Trump (vì nỗi lo an ninh quốc gia) đã “đè nặng” lên nhóm cổ phiếu của các công ty dịch vụ giám sát, đáng nói tới nhất là Hangzhou Hikvision Digital Technology Co.

Người tiêu dùng

Căng thẳng ngày càng leo thang đã tác động tới niềm tin của người tiêu dùng, kế đó là sự sụp đổ của những nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) đã hủy hoại đời sống của người dân nước này. Người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và tìm kiếm những món hàng giá hời. Bằng chứng là doanh số bán xe hơi, máy giặt, rượu và bia trong năm nay đều rất đáng thất vọng. Càng làm tình hình trở nên tồi tệ là tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, qua đó chèn ép khả năng sinh lời của các công ty. Một chỉ số theo dõi những cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu đã rớt 34% so với mức đỉnh tháng 1/2018.

Dược phẩm

Một nhóm cổ phiếu khác cũng cần phải chú ý: Dược phẩm. Thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ và chịu tác động bởi nhu cầu y tế ngày càng tăng của người dân Trung Quốc (vốn ngày càng già hóa), nhóm cổ phiếu dược phẩm lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư ngay từ tháng 6/2018. Thế nhưng, mọi thứ bỗng đổi thay sau khi dân chúng tỏ ra phẫn nộ về vụ bê bối vắc-xin và từ đó cái nhìn của họ về nhóm cổ phiếu dược phẩm cũng khác đi. Sau một giai đoạn ổn định ngắn ngủi, nhóm cổ phiếu này lại bị bán tháo trong tháng này giữa lúc nhà đầu tư lo sợ Chính phủ Trung Quốc đang cố “đè” giá thuốc gốc (generic drug) thông qua chương trình thu mua mới (procurement program).

Giáo dục

Bắc Kinh cũng là lý do đằng sau làn sóng bán tháo cổ phiếu của các công ty giáo dục Trung Quốc trên toàn cầu. Đây là một lĩnh vực vẫn còn khá mới lạ trên thị trường đại chúng và chỉ vừa thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong giai đoạn gần đây. Hồi tháng 11/2018, Trung Quốc gây bất ngờ khi đưa ra một bộ quy định mới, theo đó ngăn chặn các công ty này tài trợ cho các trường mẫu giáo thông qua thị trường chứng khoán. Tính tới thời điểm này, cổ phiếu Vtron Group Co. lao dốc gần 60% trong năm nay và các công ty giáo dục mới niêm yết trên sàn Hồng Kông cũng bị “giáng một đòn nặng nề”. Nhà đầu tư lo lắng việc thắt chặt quy định sẽ kìm hãm mức tăng trưởng cao của lĩnh vực này – một yếu tố thu hút nhà đầu tư vào ngành giáo dục tư nhân còn non trẻ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98