Chậm so với kế hoạch, áp lực thoái vốn Nhà nước năm 2019 sẽ càng lớn?

08/01/2019 09:00
08-01-2019 09:00:00+07:00

Chậm so với kế hoạch, áp lực thoái vốn Nhà nước năm 2019 sẽ càng lớn?

Do không hoàn thành mục tiêu thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước năm 2018 nên nhiều chuyên gia cho rằng nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước trong các năm tới sẽ càng thêm nặng nề.

Ngày 17/08/2018, Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 1232/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020. Theo quyết định, trong năm 2018 sẽ thoái vốn ở 181 doanh nghiệp.

Các thương vụ thoái vốn thành công trong năm 2018

Thống kê trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), trong năm qua có tổng cộng 50 thương vụ đấu giá thoái vốn Nhà nước, chiếm tỷ lệ 27.6% so với số doanh nghiệp được đặt mục tiêu thoái vốn trong năm 2018.

Mặc dù không đạt mục tiêu đề ra, song năm 2018 cũng đã có nhiều thương vụ thoái vốn rất thành công.

Theo số liệu thống kê của Vietstock trong năm 2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã tổ chức đấu giá 39 phiên trong đó có 26 phiên đấu giá thoái vốn Nhà nước. Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá thoái vốn là 547 triệu cổ phần, số lượng cổ phần trúng giá là 179.3 triệu cổ phần, tương đương với tỷ lệ thành công đạt 32.7% và tổng giá trị cổ phần bán được sau 26 phiên đấu giá thoái vốn là 4,406 tỷ đồng.

Tâm điểm thoái vốn Nhà nước là trong khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3 với những thương vụ giá trị lớn như: Tổng Công ty Mía đường II, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BECAMEX)…

Trong tháng 2/2018, HOSE đã thực hiện 3 phiên đấu giá cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (ngày 02/02), Tổng Công ty Phát điện 3 (ngày 09/02) và Tổng Công ty Mía đường II (ngày 13/02).

Hai phiên IPO không thành công của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ 21% và Tổng Công ty Phát điện 3 chỉ 3% đã tạo ra không ít áp lực cho phiên đấu giá của Tổng Công ty Mía đường II (Vinasugar II) trong việc thoái vốn Nhà nước.

Tuy nhiên, trái ngược tình cảnh với 2 ông lớn trên, (Vinasugar II) đã tổ chức phiên đấu giá thành công cụ thể: toàn bộ hơn 63.69 triệu cổ phần đã được bán hết cho 2 nhà đầu tư tổ chức và 5 nhà đầu tư cá nhân với giá trúng thầu 10,420 đồng/cp. Qua đó thoái hết 93% vốn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nắm giữ tại doanh nghiệp này và thu về được hơn 663.6 tỷ đồng.

Trong tháng 3/2018 trên HOSE có tất cả 3 thương vụ đấu giá thoái vốn đó là, Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến, Công ty Cổ phần Du lịch Cao su Hàm Rồng và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Trong đó, phiên thoái vốn của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) được các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn cả.

Ngày 09/03 toàn bộ số lượng hơn 24.15 triệu cổ phần tương ứng 29.51% vốn điều lệ do (SCIC nắm giữ) của BMP đã được 1 nhà đầu tư, đó là Nawaplastic Industries gom hết với mức giá trúng thầu là 96,500 đồng/cp, tổng số tiền Nhà nước thu được sau đợt thoái vốn này là hơn 2,331 tỷ đồng. Sau chào bán Nawaplastic Industries liên tục mua vào tăng sở hữu tại BMP, tính đến ngày 11/07/2018, đơn vị này sở hữu 54.39% vốn tại BMP.

Trong năm, HOSE còn ghi nhận nhiều thương vụ thoái vốn thành công như Công ty Cổ phần Du lịch Dịch Vụ Dầu khí Việt Nam (giá trị 77 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thiết bị điện VINASINO (giá trị 68 tỷ đồng), Công ty Cổ phần In Trần Phú (giá trị 67.4 tỷ đồng)…

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã diễn ra 39 phiên đấu giá trong năm 2018, trong đó có 24 phiên đấu giá thoái vốn (chưa tính tới các Ngân hàng), 10 phiên IPO và 1 phiên đấu giá quyền mua. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá đạt 475.2 triệu cổ phần, khối lượng cổ phần trúng giá đạt 462.5 triệu cổ phần, tương đương với tỷ lệ thành công đạt 97.3%. Tổng giá trị cổ phần bán được sau 24 phiên đấu giá đạt 11,069 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất trên HNX có lẽ là hai phiên đấu giá thoái vốn cổ phần ngày 22/11 tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường, bán hết 100% số cổ phần chào bán, tương ứng với 348.9 triệu cổ phần, thu về hơn 9.3 ngàn tỷ đồng cho nhà nước.

Cụ thể, Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân Đội (Viettel) thực hiện bán đấu giá trọn lô hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, tương ứng 21.28% tổng số cổ phần đang lưu hành, có tất cả 2 nhà đầu tư tổ chức tham gia đấu giá với tổng số lượng đặt mua là hơn 188 triệu cổ phần. Kết quả, 1 nhà đầu tư trúng thầu trọn lô với tổng giá trị của thương vụ này là hơn 2 ngàn tỷ đồng, tương đương với 21,300 đồng/cp.

Cùng ngày, cùng hình thức đấu giá trọn lô, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng chào bán gần 255 triệu cổ phần, giá khởi điểm 21,300 đồng/cp tương đương 57.71% vốn của VCG. Có tất cả 2 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá với tổng khối lượng đăng ký mua là hơn 764.7 ngàn cổ phần. Kết thúc phiên đấu giá có 1 nhà đầu tư tổ chức (Công ty TNHH An Quý Hưng) trúng thầu với mức giá 28,900 đồng/cp và tổng giá trị của thương vụ này là hơn 7.3 ngàn tỷ đồng.

Ngoài thương vụ của VCG, năm 2018 trên HNX còn có nhiều thương vụ thành công như: Công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhất (giá trị 285.1 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Tổng Công ty MBLAND (giá trị 251 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – TKV (195.3 tỷ đồng)…

Áp lực sẽ đè nặng lên năm 2019?

Do không hoàn thành mục tiêu thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước năm 2018 nên các chuyên gia cho rằng nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước trong các năm tới sẽ càng thêm nặng nề.

Theo bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền - Giám đốc nghiên cứu Phân tích - Khách hàng cá nhân CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), đầu năm 2018 có khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa/IPO. Tuy nhiên, tiến độ thoái vốn Nhà nước trong 2018 rõ ràng khá là chậm nếu so với kế hoạch đã được phê duyệt. Như vậy, nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước trong các năm tới sẽ càng thêm nặng nề và chắc chắn Chính phủ cũng sẽ đẩy nhanh tiến trình thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh các công ty ít được thị trường quan tâm, vẫn còn rất nhiều tên tuổi các ông lớn đang được thị trường chờ đợi như Mobifone, Satra, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam,….

Ông Trần Đức Anh -  Giám đốc vĩ mô & chiến lược thị trường của CTCP Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, hoạt động IPO, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2018 chỉ diễn ra thực sự sôi động trong giai đoạn đầu năm khi TTCK giao dịch khởi sắc. Với diễn biến không thực sự tích cực của thị trường từ quý 2/2018 đến nay (bên cạnh các lý do khác liên quan đến định giá tài sản nhà nước, phương án cổ phần hóa, quản lý hoạt động doanh nghiệp sau cổ phần hóa…), hoạt động IPO, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước đã chậm lại đáng kể.

Với mức nợ công đang ở ngưỡng quanh 61% (gần chạm mốc tối đa cho phép 65%), cùng các kế hoạch tham vọng của Chính phủ về đầu tư cơ sở hạ tầng trong các năm tới (Metro thành phố Hồ Chính Minh, sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam…), ông Anh cho rằng giai đoạn 2019-2020 sẽ là cao điểm của hoạt động IPO, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước nhằm bổ sung vốn cho ngân sách.

Ông Nguyễn Kim Chi – Giám đốc Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch CTCK KIS Việt Nam thì đánh giá, trong năm 2018 có nhiều thương vụ bán vốn lần đầu ra công chúng khá thành công như OIL, POW, BSR, thoái vốn BMP và SAB. Tuy nhiên đại đa số diễn tiến khá chậm, đã không tận dụng được cơ hội thị trường, khó khăn này chủ yếu đến từ cơ chế, SCIC và doanh nghiệp chờ đợi bước cụ thể hóa hướng dẫn cơ chế mới, quy định tại Nghị định 32. Tuy nhiên đều đáng mừng hoạt động thoái vốn nhà đước đã bước đầu có khung pháp lý đầy đủ.

“Năm 2019 các doanh nhiệp thuộc Vinachem, PVN, Ngân hàng sẽ là trọng tâm thoái vốn/ bán vốn của Nhà nước”, ông Chi nói thêm.

Quốc Thắng

Fili 







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98