Chuyên gia tính kịch bản lạm phát năm 2019

03/01/2019 22:00
03-01-2019 22:00:00+07:00

Chuyên gia tính kịch bản lạm phát năm 2019

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với mức bình quân năm 2017, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng khoảng 4%. Tuy nhiên, sang năm 2019, khi các yếu tố bên ngoài biến động, cần tính toán kỹ càng để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đây là một trong các nội dung được trao đổi tại Hội thảo “Diễn biến của thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019" do Bộ Tài chính tổ chức ngày 3/1. 

 

Toàn cảnh hội thảo.Ảnh:VGP/Huy Thắng.

 

Đánh giá về công tác kiểm soát lạm phát trong năm qua, ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) năm 2018 so với năm 2017 tăng 1,48%. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018.

Theo phân tích của ông Ngô Trí Long, năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

Còn theo ông Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phân tích, với việc giá dầu giảm mạnh, lạm phát tháng 12/2018 chỉ còn ở mức 2,98%, giảm mạnh so với mức 3,89% trong năm trước, giảm mạnh so với mức 3,98% trong tháng 10/2018.

Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc đảm bảo kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019. Bởi mức khởi điểm của lạm phát trong tháng đầu năm tới nhiều khả năng cũng sẽ ở mức dưới 3% sau khi Liên bộ Công Thương-Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá xăng dầu khoảng 500 đồng/lít.

“Mức lạm phát thấp so với cùng kỳ của tháng đầu năm 2019 sẽ có tác động tích cực đến lạm phát cùng kỳ của tất cả các tháng trong năm, cũng như lạm phát trung bình cả năm 2019”, TS. Nguyễn Đức Độ nói.

Ngoài yếu tố giá dầu giảm còn nhiều yếu tố khác giúp kiềm chế lạm phát như: Giá thịt lợi năm 2019 nhiều khả năng sẽ không tăng; áp lực đối với tỉ giá trong năm 2019 được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2018, bởi kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại và lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đang trong giai đoạn cuối, dẫn đến nhu cầu đối với đồng USD sẽ không tăng mạnh như trước. Một yếu tố tích cực nữa là những căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc đang có chiều hướng dịu bớt.

Phân tích thêm về những yếu tố bất lợi đối với việc kiềm chế lạm phát năm 2019, TS. Lê Quốc Phương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, giá hàng hóa thế giới năm 2019 được dự báo có thể tăng và việc Fed dự định sẽ tăng tiếp lãi suất ít nhất 2 lần trong năm 2019. Từ đó, đồng USD sẽ tăng giá tạo sức ép lên tỉ giá và lạm phát.  Đáng lưu ý, một sức ép đến từ chính nội tại, đó là mục tiêu tăng trưởng GDP tương đối cao, trong khi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chưa đổi mới căn bản.

Bên cạnh đó, việc một số địa phương tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình; giá điện được duy trì ở mức tương đối thấp khá lâu cũng có thể tăng, thuế đánh vào xăng dầu tăng kịch trần là những yếu tố gây tăng lạm phát.

“Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi để kiềm chế lạm phát. Theo đó, CPI các năm gần đây đều thấp dưới 4%, lạm phát cơ bản các năm gần đây cũng đạt thấp dưới 2%; cung hàng hóa tương đối dồi dào; kinh tế vĩ mô ổn định. Với những yếu tố thuận lợi, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp thì hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019”, ông Lê Quốc Phương phân tích.

Nhìn chung, nhiều ý kiến cho rằng năm 2019 kinh tế thế giới được dự báo có thể sẽ gặp những khó khăn, và giá cả thị trường Việt Nam tiếp tục biến động và gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn vào biến động của giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới.

 Để tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc “Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019”.

Chỉ thị yêu cầu các đơn vị trong Bộ Tài chính phải tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trong các thời điểm trước, trong và sau Tết; Triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Triển khai các nhiệm vụ về tài chính ngân sách để chống thất thu, gian lận thuế...

ANH MINH

BÁO CHÍNH PHỦ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98