Doanh nghiệp sẽ lạc quan hơn trong năm 2019?

25/01/2019 11:21
25-01-2019 11:21:27+07:00

Doanh nghiệp sẽ lạc quan hơn trong năm 2019?

Trước tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được dự báo ổn định, các doanh nghiệp bắt đầu đề ra kế hoạch kinh doanh trong năm 2019 với tâm trạng lạc quan hơn, song vẫn còn nhiều trường hợp đặt chỉ tiêu đi lùi.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 của một số doanh nghiệp. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2018 với một số nét chính về GDP tăng trưởng 7.08% (là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008), CPI tăng 3.54%, xuất siêu hàng hóa đạt 7.2 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10.2%. Nhân tố tác động chủ yếu đến lạm phát năm 2018 là thực phẩm và xăng dầu.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2019 có thể được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại và triển vọng từ các hiệp định mới như CPTPP và các FTAs khác. Lạm phát năm 2019 có thể chịu tác động từ yếu tố giá thực phẩm và chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tăng trong thời gian qua nhưng áp lực khiến CPI tăng mạnh là không nhiều do giá hàng hóa thế giới dự báo chỉ tăng nhẹ. Năm 2019, lãi suất có thể có những yếu tố thuận lợi do áp lực lạm phát có thể giảm bớt khi giá dầu thế giới không biến động nhiều và đồng USD được dự báo suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá.

Nhận định được xu hướng và các yếu tố tác động của nền kinh tế, sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển cho mình.

Người vui với mục tiêu tăng lãi…

Tại buổi gặp nhà đầu tư, tổ chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chiều ngày 19/12, Ban lãnh đạo CTCP Nam Long (HOSE: NLG) cho biết, năm 2018, NLG ước đạt 3,514 tỷ đồng doanh thu và 704 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ.

Theo đó, NLG định hướng mục tiêu tăng trưởng từ 20-30%, với mục tiêu kiểm soát lãi vay nợ ở mức thấp và định hướng phát triển khu đô thị cho 3 năm tới (2019-2021).

Riêng năm 2019, NLG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế khoảng 850 - 900 tỷ đồng, tăng khoảng 17-24% so với mục tiêu đã đặt ra trong năm 2018. Sự đóng góp chính của các sản phẩm dự án Mizuki Park, 50% dự án Akari và phần chuyển nhượng 35 ha đất dự án South Gate, cùng lợi nhuận từ các liên doanh là động lực giúp NLG đề ra kế hoạch kinh doanh đầy tươi sáng.

Ngoài ra, Nam Long vẫn đang không ngừng phát triển quỹ đất với mục tiêu tăng thêm 250 ha tập trung tại các khu đô thị lớn, sức mua của thị trường mạnh nhất, đơn cử như tại TPHCM, Hải Phòng, Hà Nội và Cần Thơ.

Nhìn chung, thị trường bất động sản qua góc nhìn này vẫn sẽ tăng trưởng trong năm tới. CTCP Địa ốc Sài Gòn (HOSE: SGR) lên kế hoạch cho tổng mức đầu tư lên gấp 5 lần thực hiện năm 2018 ở mức 2,695 tỷ đồng, doanh thu tăng 17% và đặt kế hoạch lãi trước thuế 245 tỷ, gấp đôi con số đã thực hiện năm 2018.

Ngành xây dựng cũng được các doanh nghiệp đánh giá triển vọng cao, trong đó CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (HOSE: CTI) dự kiến kế hoạch doanh thu đạt 1,795 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 192 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 61% và 29% so với kế hoạch năm 2018. Còn mục tiêu doanh thu 2019 của CTCP Lilama 10 (HOSE: L10) tăng 5% so với kế hoạch 2018 với 1,050 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 16 tỷ đồng. Trong năm 2019, L10 có kế hoạch vay dài hạn gần 58 tỷ đồng để đầu tư mua mới máy móc, thiết bị và vay ngắn hạn hơn 664 tỷ đồng.

Xem qua các doanh nghiệp ngành đường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, trong niên vụ mía đường 2018 – 2019, cả nước sẽ có hơn 2.2 triệu tấn đường nhưng nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 1.6 triệu tấn. Ước tính, lượng đường dư thừa khoảng gần 600,000 tấn. Điều đáng nói là không chỉ Việt Nam thừa đường mà nhiều nước cũng trong tình trạng tương tự. Năm nay, thế giới dư thừa khoảng 7 triệu tấn đường. Với nguồn cung lớn như vậy, giá đường sẽ tiếp tục giữ mức thấp trong thời gian tới. Giá đường ảm đạm sẽ khiến giá mía không thể cao lên và nông dân trồng mía sẽ càng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2019, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) đặt mục tiêu kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 8,400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 199 tỷ đồng, tương ứng tăng 12% về doanh thu và tăng 3% về lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch năm 2018.

Ở khía cạnh khác, CTCP Đường Kon Tum (HNX: KTS) đề ra kế hoạch kinh doanh niên độ 2018 - 2019 với mục tiêu doanh thu gần 764 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 6.6 tỷ đồng. So với niên độ trước, kế hoạch doanh thu của KTS tăng hơn 50% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 26%.

Một số ngành khác cũng đề ra kế hoạch tăng trưởng như HĐQT của CTCP Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 để trình ĐHĐCĐ thường niên với các chỉ tiêu doanh thu thuần 108,486 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3,571 tỷ đồng, kế hoạch này cao hơn kế hoạch đề ra cho năm 2018 lần lượt gần 26% và hơn 37%.

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HNX: DBC) đề ra kế hoạch tổng doanh thu hơn 10,401 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi niêm yết, tăng gần 12% so với kế hoạch năm 2018. Về phía lợi nhuận, Công ty đề ra chỉ tiêu lãi sau thuế 356.4 tỷ đồng, cao hơn 44.9% so với kế hoạch đề ra năm 2018; trong đó 306.4 tỷ đồng là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thức ăn chăn nuôi, giống gia súc gia cầm và chế biến thực phẩm, 50 tỷ đồng còn lại từ các lĩnh vực khác.

Hay, CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) đề ra kế hoạch 2019 với chỉ tiêu tổng doanh thu 892 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 81 tỷ đồng, cao hơn 18.9% và 8% so với kế hoạch lập cho năm 2018. CTCP Vận tải sản phẩm khí Quốc tế (HOSE: GSP) giảm 5% chỉ tiêu doanh thu nhưng tăng 5% chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch 2018, con số lần lượt 1,200 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.

Kẻ “ngậm ngùi” kế hoạch đi lùi

Không phải thiên thời, địa lợi thì nhân hòa, không phải điều kiện kinh tế vĩ mô tốt thì doanh nghiệp nào cũng hoạt động tốt. Bên cạnh các doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng, cũng có những chỉ tiêu đi lùi so với năm 2018.

CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (HOSE: PXT) đề ra kế hoạch cho năm 2019 chỉ bằng 80% so với kế hoạch 2018, giá trị sản lượng ở mức 209 tỷ đồng, doanh thu nhỉnh hơn kế hoạch năm 2018 ở mức hơn 233 tỷ đồng. PXT đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế không mấy khả quan với con số 2.8 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với con số 11.4 tỷ đồng kế hoạch 2018.

Tương tự, HĐQT của CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà (HNX: STP) đã thống nhất kế hoạch năm 2019 chủ yếu như sau: sản xuất 30 triệu sản phẩm vỏ bao, kinh doanh nhựa 1,000 tấn, đặt mục tiêu doanh thu hơn 181.2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6 tỷ đồng. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu “đi lùi” hơn 11% về doanh thu và 40% về lợi nhuận với năm 2018.

Cho năm 2019, HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HNX: EID) thông qua kế hoạch kém hơn so với kế hoạch thực hiện năm 2018, khi chỉ đặt chỉ tiêu doanh thu là 510 tỷ đồng chỉ bằng 86% và lợi nhuận 45 tỷ đồng bằng 95% so với kế hoạch lập ra cho năm 2018.

Mỗi doanh nghiệp đều có hướng đi và mục tiêu của riêng mình, dù là tăng trưởng hay suy giảm kế hoạch kinh doanh, thế nhưng “khi doanh nghiệp tự nâng được năng lực bản thân mình lên, môi trường bên ngoài dù có thay đổi thế nào, doanh nghiệp cũng có thể chống chọi được và phát triển tốt”, TS. Lê Thẩm Dương từng chia sẻ tại sự kiện “Năm 2019: Thị trường Tài chính – Tiền tệ - Bất động sản trước khúc quanh quyết định”.

Ái Minh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (14)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk không tìm được nguồn cung.

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi tăng trưởng tín dụng lấy chất lượng tài sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98