Jerome Powell: Fed sẽ kiên nhẫn “đợi chờ và quan sát”

11/01/2019 11:43
11-01-2019 11:43:07+07:00

Jerome Powell: Fed sẽ kiên nhẫn “đợi chờ và quan sát”

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho biết, Fed có thể kiên nhẫn trước khi điều chỉnh lãi suất một lần nữa vì phải chờ xem các rủi ro toàn cầu tác động như thế nào tới nền kinh tế nội địa.

“Chúng tôi đang trong vị thế mà chúng tôi có thể kiên nhẫn, linh hoạt, chờ đợi và quan sát xem mọi thứ diễn biến ra sao và tôi nghĩ trong thời gian đó, chúng tôi sẽ chờ đợi và quan sát”, ông Powell cho biết trong phiên hỏi đáp ngày thứ Năm (10/01) tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington, D.C.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell

Chứng khoán Mỹ lúc đầu suy giảm sau khi ông Powell cho biết Fed đang tuân theo theo quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán – một điều sẽ loại bỏ gói kích thích đã đưa ra trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái từ 1 thập kỷ trước. Nhưng sau đó, chứng khoán Mỹ lại đảo chiều, trong chỉ số S&P 500 tăng 0.5%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng cùng với đồng USD.

Bảng cân đối kế toán “sẽ thu hẹp đi rất đáng kể so với thời điểm hiện tại”, mặc dù vẫn còn lớn hơn so với thời điểm trước khủng hoảng, ông Powell nhận định. Chủ tịch Fed cho hay, ông cũng không biết mức chính xác là bao nhiêu.

Các quan chức Fed đang định hình lại thông điệp của họ sau khi giọng điệu “diều hâu” thể hiện trong tuyên bố ngày 19/12/2018 và dự báo nâng lãi suất trong năm 2019 làm chao đảo cả thị trường tài chính. Việc truyền tải thông tin của Fed – và một nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump tính tới chuyện sa thải ông Powell – đã dẫn tới tháng 12/2018 tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ cuộc Đại Suy thoái năm 1931.

Kể từ cuộc họp tháng 12/2018, các quan chức Fed cho biết họ không còn ủng hộ nâng lãi suất như trong tuyên bố trước đó.

Tuần trước, ông Powell cho biết ông đang “lắng nghe thông điệp mà thị trường đang truyền tải” về các rủi ro suy giảm. Biên bản họp tháng 12/2018 của Fed công bố trong ngày thứ Tư (09/01) cho thấy nhiều quan chức cảm thấy Fed “có thể trở nên kiên nhẫn về việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai”. Điều này thể hiện Fed có thể giữ nguyên lãi suất cho tới tháng 3/2019 hoặc lâu hơn nữa khi họ cần phải xác minh rõ những rủi ro tới tăng trưởng toàn cầu – một yếu tố cũng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ.

Phương pháp linh hoạt

Cách tiếp cận linh hoạt hơn – được thể hiện rõ trong biên bản họp và các bài phát biểu gần đây – đã hỗ trợ giá chứng khoán. Chỉ số điều kiện tài chính của Bloomberg đã nới lỏng bớt phần nào.

Trong ngày thứ Năm (10/01), ông Powell cho biết ông không nhận thấy bất kỳ điều gì thể hiện rủi ro suy thoái đang gia tăng. Tình trạng đóng cửa một phần Chính phủ Mỹ không có khả năng tác động tới nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, mặc dù Fed sẽ có bức tranh ít rõ hơn về tăng trưởng nếu không có dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ - vốn công bố số liệu về doanh số bán lẻ và GDP.

Cùng lúc đó, ông Powell thừa nhận rằng các thị trường tài chính đã thể hiện lo ngại về các rủi ro. Nỗi lo lớn nhất là về tăng trưởng toàn cầu, ông cho biết khi được David Rubenstein – đồng sáng lập của công ty vốn tư nhân Carlyle Group, nơi ông Powell từng là đối tác – hỏi.

Ngoài ra, Chủ tịch Fed cũng cho biết ông không nghĩ việc từ chối lời mời gặp gỡ với Donald Trump là hợp lý, nhưng ông vẫn chưa nhận được lời mời gặp gỡ. Các vị Chủ tịch Fed có gặp gỡ với các Tổng thống Mỹ trong quá khứ, ông Powell nói thêm.

Trong dự báo tháng 12/2018, các nhà hoạch định chính sách Fed dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ vượt xu hướng trong năm nay, và họ kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm thêm. Những dự báo trên dường như được củng cố thêm phần nào nhờ báo cáo việc làm tháng 12/2018 lạc quan hơn dự báo. Cụ thể, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 312,000 việc làm, mức cao nhất trong 10 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.9% và các quan chức Fed kỳ vọng tỷ lệ này sẽ xuống mức trung bình 3.5% trong 3 tháng cuối năm 2019.

Ngay cả như vậy, các quan chức Fed vẫn phải đối mặt với một năm đầy thách thức, trong đó việc truyền tải thông tin ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Các thị trường tài chính đã phản ánh nhiều rủi ro khác nhau, từ đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu cho tới khả năng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc tất tay vào chuỗi cung ứng xe điện

Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra một kế hoạch quyết liệt để tận dụng tất cả các nguồn lực chính sách nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho sản xuất xe điện trong nước. Điều...

NHTW Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng chấm dứt chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản rủi ro, cũng như chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm...

Bức tranh kinh tế Trung Quốc ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Số liệu của NBS cho thấy tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên quyết định lãi suất trong lần họp tới

Chuyên gia từ Nationwide nhận định: “Chúng tôi đang nghĩ đến tháng 5/2024 Fed mới hạ lãi suất; chúng tôi đã chuyển thời điểm đó trở lại tháng 6 và nếu không phải là...

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga khi giành được 87,97% số phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài ba ngày từ 15-17/3.

Trung Quốc: Chi 17 tỷ mua căn hộ chung cư, quảng cáo thăng hoa nhận nhà vỡ mộng

Không ít người mua nhà tan ngay giấc mơ về căn nhà đẹp như quảng cáo khi vừa nhận bàn giao căn hộ.

Lạm phát có dấu hiệu trỗi dậy ở châu Á

Do giá cả thực phẩm tăng mạnh, lạm phát trong tháng 2 ở các nền kinh tế châu Á gồm Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều tăng vượt mức dự báo của...

Hàn Quốc: Đảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịch sinh thái

Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước làn sóng hơn 10 triệu lượt khách đổ...

Việt Nam mới là đối thủ sản xuất thực sự của Ấn Độ

Nếu Ấn Độ muốn gầy dựng ngành sản xuất máy tính và thiết bị điện tử vững mạnh, họ phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa...

Thời kỳ bong bóng AI đã đến?

Đã 4 thập niên trôi qua kể từ khi làn sóng máy tính cá nhân bùng nổ vào thập niên 1980, lợi nhuận hàng năm từ cổ phiếu chỉ cao hơn một chút so với 5 thập niên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98