Mỹ-Venezuela chấm dứt quan hệ ngoại giao, thị trường dầu bị tác động như thế nào?

24/01/2019 10:40
24-01-2019 10:40:53+07:00

Mỹ-Venezuela chấm dứt quan hệ ngoại giao, thị trường dầu bị tác động như thế nào?

Sự leo thang căng thẳng bất chợt giữa Mỹ và Venezuela có thể có tác động sâu rộng tới thị trường dầu – trong đó, quốc gia Venezuela vẫn là một “tay chơi” có tầm ảnh hưởng lớn dù sản lượng liên tục lao dốc.

Trong ngày thứ Tư (23/01), chính quyền Donald Trump thông báo họ sẽ ủng hộ Quốc hội Venezuela dưới sự lãnh đạo của ông Juan Guaido – người tự tuyên bố bản thân là Tổng thống lâm thời của quốc gia này. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận ông Guaido, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và cho các quan chức ngoại giao Mỹ khoảng 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi Venezuela.

Diễn biến mới nhất làm dấy lên khả năng Mỹ sẽ nới rộng lệnh trừng phạt tới hoạt động giao thương năng lượng Mỹ-Venezuela – một động thái có thể khiến Venezuela thêm vạn lần khó khăn. Trong vài năm gần đây, sản lượng dầu của Venezuela đã rớt mạnh, làm vơi bớt nguồn thu từ năng lượng và làm trầm trọng hóa cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thế nhưng, hậu quả từ sự leo thang căng thẳng Mỹ-Venezuela có thể tác động tới thị trường dầu và làm phức tạp hóa giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với Mỹ.

RBC Capital Markets hiện dự báo, sản lượng từ Venezuela có thể giảm thêm 300,000-500,000 thùng/ngày trong năm 2019. Và nếu chính quyền Trump kích hoạt lệnh trừng phạt năng lượng, thì lượng dầu mất đi có thể tăng thêm tới hàng trăm ngàn thùng, Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC, cho hay.

Chính quyền Trump đã áp lệnh trừng phạt lên Venezuela, nhưng cho tới nay, vẫn chưa ngăn chặn việc nhập khẩu dầu thô từ Venezuela vào Mỹ. Những lệnh trừng phạt này đối mặt với sự phản đối dữ dội từ các nhà làm luật Đảng Cộng hòa đại diện cho các bang ở vùng Vịnh – vốn tiến hành lọc dầu thô hạng nặng thành nhiên liệu.

Các lệnh trừng phạt từ  Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng lên nguồn cung toàn cầu của một số loại dầu nhất định. Hồi tháng 11/2018, chính quyền Trump khôi phục lệnh trừng phạt lên Iran – một nguồn dầu thô trung bình (medium sour crude oil) quan trọng, loại dầu nhớt có chứa lưu huỳnh, chủ yếu được sản xuất tại Nga và Trung Đông.

Nếu Mỹ trừng phạt Venezuela thì điều này có nghĩa là Mỹ đang hạn chế dòng chảy dầu từ hai quốc gia OPEC (Venezuela và Iran) có lượng dầu không dễ thay thế được, Croft cho hay.

“Môi trường giá dầu thấp hơn hiện nay có thể giúp ông Trump thêm động lực để triển khai những lệnh trừng phạt này”, Coft cho hay. “Nếu đây là thời điểm tháng 10/2018 khi giá dầu cao hơn rất nhiều, ông ấy có lẽ khó mà làm vậy”.

Việc công nhận ông Guaido làm nhà lãnh đạo của Venezuela dường như là điểm khởi đầu, Risa Grais-Targow, Giám đốc phụ trách khu vực Mỹ-Latinh tại công ty tư vấn Eurasia Group, cho hay.

Bà Risa Grais-Targow, Giám đốc phụ trách khu vực Mỹ-Latin của công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group, nói rằng việc ông Trump công nhận ông Guaido là nhà lãnh đạo Venezuela có vẻ như là một điểm bắt đầu. Washington có thể hoãn cảnh báo trừng phạt để xem ông Maduro có phản ứng thế nào. Nếu ông Maduro ra lệnh bắt ông Guaido, thì Mỹ có thể đáp trả bằng cách tung các biện pháp trừng phạt.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, thị trường dầu lửa chưa có nhiều phản ứng với các diễn biến ở Venezuela. Thay vào đó, giá dầu vẫn chịu áp lực giảm từ sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu - nhân tố có thể gây sụt giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, khiến cả dầu Brent và WTI có phiên giảm thứ hai liên tiếp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex lùi 39 xu (tương đương 0.7%) xuống 52.62 USD/thùng, sau khi dao động tại mức thấp trong phiên là 51.86 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn mất 36 xu (tương đương 0.6%) còn 61.14 USD/thùng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Xăng RON 95 tăng 410 đồng, vượt 25 ngàn đồng/lít

Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay.

Dầu đi ngang khi Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai giữ ổn định vào ngày thứ Ba (16/04), khi Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với xuất khẩu dầu của Iran, sau cuộc không kích vào...

Dầu Brent về sát 90 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel chống đỡ được cuộc tấn công trên không của Iran và...

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu sắp điều chỉnh ngày nào?

Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98