Petro Vietnam lại kiến nghị “giải cứu” dự án nhiệt điện 41.000 tỷ

04/01/2019 15:15
04-01-2019 15:15:00+07:00

Petro Vietnam lại kiến nghị “giải cứu” dự án nhiệt điện 41.000 tỷ

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án do Petro Vietnam là chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng (tương đương 1,827 tỷ USD) sau nhiều lần điều chỉnh.

Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng.

Dự có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được xây dựng tại Mỹ Lộc, Thái Thuỵ, Thái Bình, phê duyệt tại Quyết định 5844 ngày 2/7/2010 do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC ) làm tổng thầu EPC.

Thiếu vốn, chậm tiến độ 55-57 tháng

Hiện tại, dự án đã giải ngân được trên 31.200 tỷ đồng đạt khoản 82%. Theo Petro Vietnam, đến năm 2020 dự án này mới có khả năng hoàn thành và mặc dù vậy, với mốc mới này (kế hoạch vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017, tổ máy 2 vào năm 2018), dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm tiến độ 55-57 tháng.

Báo cáo của Petro Vietnam cho biết, đến giữa tháng 10/2018 tiến độ tổng thể của dự án đạt 82,78%.

Một số tồn tại vướng mắc chính của dự án được chỉ ra như PVC chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện than, năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án.

Theo báo cáo của Petro Vietnam, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị  thiếu hụt khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng so với giá trị Hợp đồng EPC được ký điều chỉnh sau khi tổng mức đầu tư được điều chỉnh lần 2 được duyệt.

Petro Vietnam còn khó khăn trong thu xếp vốn còn thiếu, đến nay nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.

"Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn đến phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt. Tổng thầu PVC thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính hạn chế, không có đủ vốn lưu động để đảm bảo dòng tiền thực hiện dự án…", Bộ Công Thương nhận định

"Giải cứu" nhiệt điện 41.000 tỷ bằng cách nào?

Để "giải cứu" dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Petro Vietnam kiến nghị lên Bộ Công Thương cho phép sử dụng khoảng 2.500 tỷ đồng từ nguồn chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để tập trung nguồn lực hoàn thành dự án. Chi phí này sẽ được kiểm toán, quyết toán riêng.

Bộ Công Thương phản hồi lại rằng, Petro Vietnam cần báo cáo rõ nguồn vốn sử dụng, mục đích sử dụng cụ thể và có đánh giá tổng thể liên quan đến dự án cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên theo hợp đồng EPC, nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn cần được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.

Petro Vietnam cũng kiến nghị cho phép điều chỉnh tiến độ dự án hoàn thành dự án tháng 6/2020 (tổ máy 1) và tháng 10/2020 (tổ máy 2), vấn đề này ý kiến của đoàn công tác liên ngành là Petro Vietnam cần rà soát, cập nhật lại tiến độ, việc xác định lại tiến độ hoàn thành dự án không miễn trừ các nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, của PVC theo hợp đồng EPC đã ký và theo quy định pháp luật.

Petro Vietnam kiến nghị cho phép miễn phạt hợp đồng với điều kiện PVC nỗ lực tối đa hoàn thành dự án theo tiến độ điều chỉnh đã cam kết, đoàn công tác Bộ Công Thương cho rằng, việc phạt chậm tiến độ có ảnh hưởng đến quyền lợi, trách nhiệm của tập đoàn do đó đề nghị Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban quản lý vốn xem xét.

Đối với một số kiến nghị khác như cơ chế, các khoản vay đầu tư dự án, số dư tàu khoản uỷ thác của Tập đoàn (khoảng 955 tỷ đồng), chi phí quản lý của tổng thầu… đoàn công tác của Bộ Công Thương cho rằng Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước để giải quyết.

Hiên Petro Vietnam đã được Bộ Công Thương chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý.

Bạch Dương

VNEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98