Cơ cấu nhân sự của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ thế nào?

01/02/2019 08:35
01-02-2019 08:35:42+07:00

Cơ cấu nhân sự của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ thế nào?

Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/1 đã khiến nhiều thành viên trên thị trường bất ngờ và đặc biệt quan tâm mặc dù trước đó tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ của ngành trong năm 2019 là thực hiện sáp nhập hai Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HoSE.

Ảnh minh họa. Nguồn: PV/Vietnam+.

Để cung cấp thêm những thông tin cho thị trường, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chia sẻ về vấn đề này.

- Việc Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại HNX và HoSE khiến dư luận khá bất ngờ. Vậy, bà có thể giới thiệu rõ nét hơn mô hình triển khai trên?

Bà Tạ Thanh Bình: Hiện, nhiều ý kiến trên thị trường có những điểm bất ngờ cũng như chưa hẳn thuyết phục về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam với mô hình sở mẹ - sở con.

Tuy nhiên tại thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ mới phê chuẩn Đề án và chưa có Quyết định để thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Theo Đề án, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hình thành trên cơ sở HNX và HoSE. Đây vẫn là hai pháp nhân và có thể gọi là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nhằm khắc phục các nhược điểm hiện tại của mô hình hai Sở độc lập như hiện nay. Cụ thể, mô hình hiện tại tạo ra sự phân định thị trường chưa được rõ ràng về cả hàng hóa và hệ thống giao dịch trên hai sàn HNX và HoSE.

Sự độc lập và khác biệt nhau giữa hai Sở đang gây ra sự tốn kém về nguồn lực trong xã hội cũng như chi phí tại các thành viên tham gia hệ thống, nhà đầu tư. Chưa kể đến, hai Sở hiện trùng lặp những bộ phận, phòng ban về hành chính, nghiên cứu phát triển, hợp tác quốc tế.

Trên thế giới, nhiều quốc gia có xu hướng chung sáp nhập lại các sở giao dịch trong nước nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh trên bình diện quốc tế.

Tại Việt Nam, Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nguồn vốn điều chuyển từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện tối đa cho công tác phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo chiều sâu.

Nhiệm vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản phẩm, làm đầu mối để tham gia vào các tổ chức quốc tế mà hiện cả hai Sở đang cùng là các thành viên, thực hiện việc quản lý và phát triển hệ thống công nghệ thông tin thống nhất.

Bà Tạ Thanh Bình trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: PV/Vietnam+.

- Việc hình thành theo mô hình sở mẹ - sở con có làm gia tăng áp lực về nhân sự và mô hình này đã được triển khai trên thế giới như thế nào?

Bà Tạ Thanh Bình: Về mặt nhân sự đảm bảo sẽ không có sự gia tăng và thực hiện theo hướng điều chuyển nhân sự từ các sở con lên trên sở mẹ. Nhân lực tại các sở con sẽ tập trung vào vận hành sàn giao dịch đối với các hàng hóa đã được xác định theo lộ trình tái cấu trúc đã được phê duyệt.

Mô hình áp dụng trên đã được triển khai từ các thị trường phát triển trong khu vực, như tại Nhật Bản - trước đây nước này cũng có Sở giao dịch Tokyo và và Sở giao dịch chứng Osaka. Cho đến năm 2013, Nhật Bản đã hợp nhất hai Sở này thành lập Tập đoàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản (JPX) theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó hai Sở vẫn độc lập quản lý các thị trường và sản phẩm tách biệt. Ngoài ra, mô hình sở giao dịch chứng khoán tại các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore cũng được tham khảo trong quá trình lập Đề án.

- Với mục tiêu phấn đấu Việt Nam sẽ thành quốc gia khởi nghiệp và việc xây dựng được sàn chứng khoán cho start-up nhằm giúp các doanh nghiệp huy động vốn thuận lợi sẽ được triển khai như thế nào thưa bà?

Bà Tạ Thanh Bình: Thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp khởi nghiệp là cần thiết. Song, doanh nghiệp khởi nghiệp về bản chất là cổ phần chưa đại chúng, mới thành lập và hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh còn nhiều rủi ro. Trong khi nguyên tắc trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định. Và, nếu áp theo quy chuẩn chung của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp khó có thể phát hành, giao dịch cổ phiếu và niêm yết.

Do đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có khu vực thị trường riêng với điều kiện, tiêu chuẩn riêng biệt và thậm chí các nhà đầu tư cũng như đối tượng tham gia trên thị  trường cũng hoàn toàn khác biệt.

Hiện, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tham khảo thị trường lân cận, như Thái Lan với nền tảng giao dịch trực tuyến dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng công nghệ blockchain cùng với đó là những văn bản pháp lý của thị trường này. Tại Dự thảo Luật Chứng khoán, Ủy ban đã để ngỏ quy định để cho phép Chính phủ có thể hướng dẫn hình thành thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai.

- Nhân dịp bước sang Xuân mới, bà đánh giá như thế nào về xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm?

Bà Tạ Thanh Bình: Năm 2018, mặc dù thị trường có sự trồi sụt mạnh về điểm số, tuy nhiên chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan đến từ thế giới. Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có những biến động lớn, động thái duy trì dòng vốn ngoại trên thị trường được coi như một điểm sáng. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 2,8 tỷ USD với tổng giá trị danh mục ước đạt 32,8 tỷ USD trong năm qua.

Quan sát trên thị trường tại những phiên giao dịch, nhà đầu nước ngoài bán ròng song họ không rút tiền ra khỏi tài khoản, điều này cho thấy sự tin tưởng và kỳ vọng của họ trong vào tiềm năng của thị trường trong trung và dài hạn.

Năm 2019, những biến động trên thị trường toàn cầu là rất khó lường trong khi độ mở của nền kinh tế lại ngày càng lớn, do đó những tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi. Song với những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế cùng với những quyết tâm của Chính phủ duy trì mục tiêu tăng trưởng bền vững và ổn định, sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi với các yếu tố từ bên ngoài, theo đó sự biến động của thị trường sẽ mang tính chất ngắn hạn và không có sự sụt giảm sâu trong năm 2019.

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cùng quy mô thị trường, như đưa ra những sản phẩm mới đúng thông lệ quốc tế trên thị trường phái sinh, gia tăng hàng hóa chất lượng hàng hóa cho thị trường, đẩy nhân việc ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi nhằm giải quyết những những vẫn đề tồn tại, tăng cường thanh tra, giám sát và nâng hạng thị trường nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kỳ vọng trong năm nay, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong một diện mạo mới với sức hấp dẫn mới.

- Xin cảm ơn bà!

Hạnh Nguyễn

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98