Có khi nào Fed chấm dứt quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán?

21/02/2019 09:50
21-02-2019 09:50:02+07:00

Có khi nào Fed chấm dứt quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán?

Tại cuộc họp cách đây 3 tuần trước, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bàn luận về phương án chấm dứt quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán trước khi kết thúc năm 2019, dựa trên biên bản họp tháng 1/2019 vừa được công bố trong ngày thứ Tư (20/02).

“Gần như tất cả thành phần tham gia đều nghĩ rằng họ muốn sớm tuyên bố ngừng chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán của Fed trước khi kết thúc năm nay. Tuyên bố này sẽ mang lại thêm sự chắc chắn về quá trình bình thường hóa quy mô trên bảng cân đối kế toán của Fed”, trích từ biên bản họp tháng 1/2019.

 Số dư trên bảng cân đối kế toán Fed bao gồm chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp. Khi đề cập tới cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán thì điều này được hiểu là Fed đang rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế.

Chứng khoán Mỹ dò tìm xu hướng sau khi biên bản họp của Fed được công trong lúc thị trường đang nghiền ngẫm về những gì được ghi nhận trong biên bản này.

Tại cuộc họp lần trước, các quan chức Fed đã bàn luận rất nhiều về các điều kiện thị trường, nhất là nhấn mạnh tới tác động từ các động thái của Fed tới giá của các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.

“Quan trọng nhất là mặc dù tôi tin Fed rõ ràng có khả năng tạm ngưng quá trình thắt chặt chính sách vì đà giảm tốc kinh tế ở các nước bên ngoài, nhưng mọi người cũng nên rõ là họ sẽ hành động phụ thuộc vào giá tài sản cả trên thị trường chứng khoán và chênh lệch tín dụng (credit spreads)”, Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, cho biết trong một báo cáo.

Các thành phần tham gia thị trường đều chú tâm tới những ý định của Fed về lãi suất và số dư 3.8 ngàn tỷ USD về trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của Fed. Cơ quan này đã bắt đầu giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán từ tháng 10/2017 bằng cách thoái vốn ở một mức nhất định mỗi tháng và tái đầu tư khoản còn lại. Bên cạnh đó, các quan chức còn cố gắng nhấn mạnh rằng quá trình này nên diễn ra một cách liên tục.

Tuy nhiên, nhà đầu tư ngày càng lo lắng Fed sẽ cho phép quá trình cắt giảm số dư tiếp tục ngay cả khi các điều kiện tài chính trên thị trường đã thắt chặt quá nhiều. Những nhận định trong biên bản họp này cũng trùng khớp với quan điểm của một vài quan chức Fed trong thời gian gần đây – những người cho rằng quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán có khả năng sẽ kết thúc trước khi khép lại năm 2019, trong lúc dự trữ ngân hàng đã giảm xuống mức mà các nhà điều hành và các định chế tài chính cảm thấy thoải mái.

Vẫn còn khả năng nâng lãi suất

Bên cạnh đó, Fed cũng nhấn mạnh việc giữ thái độ “kiên nhẫn” về các đợt nâng lãi suất sẽ là khôn ngoan trong bối cảnh xuất hiện nhiều “cơn gió ngược chiều” tác động tới tăng trưởng.

“Các thành phần tham gia thị trường cũng xem xét tới những yếu tố hỗ trợ cho phương pháp tiếp cận ‘kiên nhẫn’ về chính sách tiền tệ tại thời điểm này như là một bước đi hợp lý để kiểm soát nhiều loại rủi ro và sự bất ổn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai”, trích từ biên bản họp của Fed.

Nằm trong số những yếu tố đang được cân nhắc là đà suy yếu gần đây của lạm phát, tình trạng đóng của Chính phủ Mỹ và lộ trình chính sách tài khóa. Ngoài ra, các quan chức cũng nghiền ngẫm liệu nền kinh tế sẽ ra sao trước các tác động từ các động thái chắt chặt chính sách cũng như cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Các quan chức Fed nói thêm việc giữ lãi suất chuẩn ở phạm vi mục tiêu 2.25-2.5% tạo ra rất ít rủi ro tại thời điểm này. Trong quá khứ, các quan chức từng lo lắng việc giữ lãi suất ở mức thấp trong khoảng thời gian quá dài sẽ thúc đẩy lạm phát và từ đó, buộc Fed phải thắt chặt chính sách nhanh hơn thường lệ.

Tuy nhiên, Fed vẫn còn đó “khoảng không gian để ngọ nguậy” (wiggle room).

Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) lưu ý rằng, nếu các yếu tố tiêu cực giảm bớt phần nào thì họ sẽ đánh giá lại phương pháp tiếp cận “kiên nhẫn” này.

“Kiên nhẫn – một cụm từ được bàn tán xôn xao trong thời gian gần đây – được sử dụng để mang lại cho Fed một khoảng thời gian để đánh giá về những rủi ro đang tác động tới nền kinh tế trước khi quyết định động thái kế tiếp”, Greg McBride, Trưởng bộ phận phân tích tại Bankrate.com, cho biết trong một tuyên bố.

Dù vậy, việc Fed có nâng lãi suất hay không còn tùy thuộc vào lạm phát.

Thị trường dường như đang phản ánh những yếu tố tích cực từ biên bản họp của Fed.

Nhà đầu tư tin rằng quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán của Fed đã góp phần gây ra tình trạng biến động mạnh trên thị trường vào cuối năm 2018. Họ nhìn nhận những tín hiệu truyền tải từ Fed tại cuộc họp tháng 12/2018 vẫn chưa hoàn toàn phản ánh hết sự thắt chặt của các điều kiện tài chính cũng như những rủi ro suy giảm tác động tới triển vọng kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, trong một cuộc khảo sát những công ty chứng khoán và những người tham gia thị trường, những người tham gia dường như không cho rằng quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán đang tác động tiêu cực tới thị trường.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98