Đầu tư chứng khoán năm Mậu Tuất (kỳ 1): Một năm buồn cho nhiều nhà đầu tư

03/02/2019 11:00
03-02-2019 11:00:00+07:00

Đầu tư chứng khoán năm Mậu Tuất (kỳ 1): Một năm buồn cho nhiều nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2018 trải qua rất nhiều thăng trầm. Có những phiên giao dịch, biên độ dao động lớn của chỉ số đã mang đến nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Vậy, các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đã đầu tư ra sao trong năm 2018?

Xu hướng thị trường giảm

Năm 2017, TTCK Việt Nam khép lại bằng cụm từ “thăng hoa” với việc VN-Index tăng đến 48%. Giới đầu tư kỳ vọng TTCK năm 2018 sẽ “bùng nổ”.

Nối tiếp đà tăng của năm 2017, TTCK Việt Nam đã có những tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng. TTCK thật sự bùng nổ khi VN-Index vượt mốc 1,200 điểm và HNX-Index vượt 138 điểm với những phiên giao dịch có khối lượng khủng đã đem đến nhiều lạc quan cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, kể từ khi lập đỉnh mới, thị trường bắt đầu đi xuống, giảm dần, có lúc VN-Index về dưới 900 điểm và HNX-Index dưới 96 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2018, VN-Index khép lại ở mức 892 điểm, tương ứng giảm 25.6% so với mức 1,200 điểm và HNX-Index là 104 điểm, tương ứng giảm 24.6% so với mức 138 điểm. Không khí giao dịch chứng khoán những ngày cuối năm âm lịch tiếp tục khá ảm đạm, thanh khoản ngày càng tệ.

Một năm với biết bao kỳ vọng nhưng đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Năm 2018, đa phần cổ phiếu đều giảm giá và đa số nhà đầu tư cá nhân thua lỗ. Các cổ phiếu bluechips thường mang lại lợi nhuận ổn định cho nhà đầu tư cũng khiến nhà đầu tư lỗ lớn, vốn hóa các doanh nghiệp này giảm mạnh. Thậm chí, các khoản đầu tư vào cổ phiếu bluechips càng dễ làm nhà đầu tư “cháy” tài khoản do được ưu đãi về margin.

Nhiều nhà đầu tư bị lỗ, đầu tư phái sinh cũng lỗ

Thời gian qua, cuộc thi Sắc màu chứng khoán do Vietstock phối hợp cùng Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống (FILI) tổ chức nhận được nhiều bài viết tham dự. Qua cuộc thi, có thể thấy ‘bức tranh’ chung của nhiều nhà đầu tư chứng khoán cá nhân là kiếm được lợi nhuận ở các năm trước, cho đến năm 2018 thì… lỗ.

Trên một diễn đàn chứng khoán nọ, chủ đề “Tổng kết năm đầu tư chứng khoán 2018, hỏi bao nhiêu nhà đầu tư có lãi?” thu hút khá nhiều nhà đầu tư cá nhân vào bình luận với đa số kết quả cũng là lỗ.

Một nhà đầu tư cho biết: “Tài khoản âm 30%”.

Nhà đầu tư khác: “Lỗ 50%”.

Nhà đầu tư nữa nói: “Em lỡ mua con EVG từ giá 5,000 đồng/cp về dưới 3,000 đồng/cp, lỗ biết bao nhiêu. Xác định tổng kết năm nay không vui vẻ gì rồi”.

Một nhà đầu tư nhận định: “Thời buổi loạn lạc, chứng trường in giấy vô tội vạ. Ôi, cái thời đánh quanh 500-600 điểm có khác gì. Vẫn may chán, vẫn còn tiền tiêu tết”.

Chia sẻ với chúng tôi, chị T.N - nhân viên văn phòng làm việc tại quận 1, TPHCM, tham gia đầu tư chứng khoán được vài năm - cho biết năm rồi, chị bị lỗ khoảng 1/2 khoản đầu tư. Nguyên nhân lỗ nhiều là do chị bận quá không sâu sát để đưa ra quyết định cắt lỗ đúng lúc. “Giờ không biết tính sao, tiến thoái lưỡng nan, bán hết cổ phiếu cũng mất tiền nên thôi để luôn, chờ thị trường tăng lại rồi tính tiếp. Hy vọng năm 2019 sẽ ổn hơn” – chị nói.

Anh N.B - nhân viên văn phòng làm việc tại quận 9, TPHCM, là một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm - cũng bị lỗ 6.5% trong năm 2018. Anh cho biết đã mua những cổ phiếu thuộc top đầu ngành, có thanh khoản tốt, dễ mua bán, công ty làm ăn tốt và có lợi nhuận cao. Một số cổ phiếu mua dài hạn và một số cổ phiếu chỉ mua trong ngắn hạn. Nguyên nhân lỗ là vì: “Một số cổ phiếu tôi định giá sai dẫn đến mua vào với giá cao, nhưng vẫn đang nắm giữ vì cơ bản công ty làm ăn tốt, đợi thị trường phục hồi hoặc giá trị doanh nghiệp tăng lên”.

Với những diễn biến tiêu cực của thị trường trong năm, nhà đầu tư cho biết hòa vốn được đã là may mắn.

Đáng chú ý, TTCK cơ sở không thuận lợi, một số nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán phái sinh (CKPS) và chủ yếu đầu tư theo phân tích kỹ thuật. Thế nhưng, không phải ai đầu tư CKPS cũng có lời. Đầu tư chứng khoán được vài năm, chị L.H – nhân viên kế toán làm việc tại quận 10, TPHCM - cho biết năm rồi, chị chuyển sang đầu tư CKPS, nhưng cũng bị lỗ 33%. Chị nói: “Giá VN30 giảm quá trời mà. Tôi đầu tư từ mức giá cao (tháng 5/2018) và chốt vào mức giá thấp (tháng 8/2018) nên bị lỗ nhiều”.

Có nhà đầu tư từ bỏ, dùng chiến lược “ngồi im”.  Anh Đ.C - một nhà đầu tư làm việc tự do – cho biết anh từng tham gia lớp học đầu tư chứng khoán bài bản, năm 2018, anh không đầu tư vì thấy “phập phù quá”.

Rút kinh nghiệm gì trong năm 2018?

Nói về việc rút kinh nghiệm cho đầu tư trong năm 2018, chị L.H cho biết: “Khi đầu tư cần có chiến lược và tuân thủ nguyên tắc”.

Anh N.B nói: “Bài học rút ra cho tôi là không nên đi theo đám đông, khi thị trường lên cao thì không vội mua vào cổ phiếu, sẽ rất rủi ro khi không định giá đúng giá trị của cổ phiếu”.

Không bỏ tất cả trứng vào 1 rổ. Đừng bao giờ nghĩ rằng cổ phiếu sẽ tăng giá theo suy nghĩ của riêng bạn. Không đánh theo tin. Phải có tín hiệu tăng giá mới giải ngân” – đó là kinh nghiệm của một nhà đầu tư trên một diễn đàn chứng khoán.

Nhà đầu tư khác đúc kết: “Thành công và thất bại ở chứng khoán đôi khi chỉ quẩn quanh một chữ: “THAM”. Tránh xa cổ phiếu giấy vụn, riêng điều đó đã giúp bạn giảm bớt 50% thất bại rồi. Ảo tưởng về bản thân, chủ quan duy ý chí là điều nên tránh khi tham gia chứng khoán. Mọi kỳ vọng, mong muốn... nếu không đặt trong bối cảnh chung thì chỉ là ảo tưởng”.

Gia Nghi – Quốc Thắng

FILI

Đón đọc:

>> Đầu tư chứng khoán năm Mậu Tuất (kỳ 2): Vẫn có nhà đầu tư thu được lợi nhuận







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...

Đầu tư hệ… ‘tâm linh’

Các thuật ngữ như “phong thủy”, “ngũ hành” hay “bát quái”… không còn xa lạ với cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán…

Quyết định của một trader: Chọn con tim hay nghe lý trí?

Thị trường chứng khoán không chỉ là nơi các nhà đầu tư, trader muốn kiếm tiền mà cũng là nơi chứa nhiều cảm xúc thăng trầm, có cả hỉ nộ ái ố. Tuy nhiên, để có thể...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98