Dự thảo điện mặt trời mới vẫn ưu ái bên mua

23/02/2019 16:00
23-02-2019 16:00:00+07:00

Dự thảo điện mặt trời mới vẫn ưu ái bên mua

Bộ Công thương vừa công bố dự thảo mới về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời mới tại Việt Nam, sẽ áp dụng sau tháng 6.2019.

Nhiều dự án điện mặt trời quy mô lớn được triển khai trong 2 năm qua. CHÍ NHÂN

Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 6.2019. Để khuyến khich loại hình năng lượng này tiếp tục phát triển, Bộ Công thương đang lấy ý kiến cho dự thảo mới để trình Chính phủ ban hành và áp dụng sau thời điểm tháng 6.2019.

Giá điện sẽ phân theo vùng

Theo dự thảo này, giá mua bán điện mặt trời được phân theo vùng địa lý và các mô hình phát điện khác nhau. Cụ thể có 4 vùng địa lý khác nhau và 4 loại hình sản xuất điện mặt trời là: Dự án điện mặt trời nổi, dự án điện mặt trời mặt đất, dự án điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ, dự án điện mặt trời trên mái nhà.

Theo dự thảo, giá mua điện của các dự án điện mặt trời ở miền Nam (nơi có tiềm năng lớn) sẽ thấp hơn nhiều các tỉnh phía bắc. ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo đó, giá mua điện mặt trời cao nhất là 2.486 VNĐ/kWh (tương đương 10,87 US Cent/kWh), áp dụng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà đối với các dự án điện tại vùng 1 là các tỉnh phía bắc và bắc miền Trung. Giá điện thấp nhất là 1.525 VNĐ/kWh (tương đương 6,67 US Cent/kWh), áp dụng cho các dự án điện mặt trời mặt đất tại khu vực vùng 4, là các tỉnh nam Trung bộ và nam Tây Nguyên.

Nhiều nút thắt chưa được "cởi". 

Điểm đáng chú ý là tại Điều 7, chương II về trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới quy định: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.

Quy định “mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép” chắc chắn sẽ làm khó cho các nhà đầu tư vì bên mua điện là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Nếu không muốn mua, EVN có thể từ chối với lý do “lưới điện không cho phép”. Quy định này cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Bởi trong thời gian gần đây ngành điện luôn thông tin về tình trạng quá tải mạng lưới truyền tải. Nếu nhà điện từ chối không mua vì một lí do gì đó, các dự án điện mặt trời trong thời gian tới rất khó phát triển.

Cũng tại điều 7, khoản 2, nêu: Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mặt trời nối lưới được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành. Đáng nói là hợp đồng mẫu trước đây, các tổ chức đều đánh giá chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn còn nhiều ưu ái cho bên mua điện là EVN. Vì vậy, Hợp đồng mẫu cần phải được tiếp tục cải thiện sao cho hài hoà lợi ích giữa các bên và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chí Nhân

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ có một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp

Phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp với chủ đề tận dụng các cơ hội để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, do Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện...

Thiếu chính sách hỗ trợ xe máy điện

Ô tô điện được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong 3 năm kể từ ngày 1-3-2022, còn xe máy điện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ này


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98