Một tháng mua hơn 4 tỷ USD, hướng đến hạ nhiệt lãi suất VND?

01/02/2019 22:18
01-02-2019 22:18:01+07:00

Một tháng mua hơn 4 tỷ USD, hướng đến hạ nhiệt lãi suất VND?

Sau những bước xử lý của Ngân hàng Nhà nước, thị trường có thêm những chuyển động thuận lợi...

Ngày 31/1, Thủ tướng nêu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và được dẫn lại ở họp báo ngay sau đó: Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng hơn 4 tỷ USD chỉ trong một tháng qua.

Thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài. Khi mở cửa trở lại, sau những chuyển động và những tác động mới, điểm chờ đợi có ở khả năng lãi suất VND sẽ từng bước hạ nhiệt - Ảnh: Quang Phúc.

Kết quả trên thể hiện nhanh, sau những bước xử lý của Ngân hàng Nhà nước cuối 2018 và đầu 2019. Và dường như diễn biến đầu 2018 đang lặp lại, nhưng có một thay đổi lớn.

Trước thềm kết quả trên, nhà điều hành đã có hai bước kỹ thuật chính: một là, thực hiện bán ngoại tệ kỳ hạn vào cuối tháng 11/2018 (giao cuối tháng 1/2019), tạo niềm tin hỗ trợ cung cho thị trường; hai là, ngay ngày đầu tiên năm 2019, nâng mạnh giá mua vào USD, khơi thông và kích thích dòng chảy.

Diễn biến và phản ứng trên thị trường có từ tổng hòa các tác động và các cân đối. Bên cạnh hai bước kỹ thuật trên, trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chủ đích gián tiếp nới chênh lệch lãi suất giữa VND với USD trên thị trường liên ngân hàng, tạo thêm thuận lợi cho cân đối tỷ giá theo mục tiêu.

Như trên, chỉ sau một tháng, cung ngoại tệ được khơi thông và chảy mạnh, Ngân hàng Nhà nước mua ròng tới hơn 4 tỷ USD. Quy mô này, một lần nữa cho thấy nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế tích tụ lớn và mức độ chuyển đổi lớn khi được kích thích.

Nó cũng khớp với giai đoạn 2017 - 2018, tính toán tương đối cho thấy, lượng ngoại tệ cơ quan này mua ròng lớn hơn nhiều so với mức độ thặng dư của cán cân tổng thể. Điều đó đi với kết quả chuyển hóa được một phần nguồn lực ngoại tệ găm giữ trong nền kinh tế tích lũy nhiều năm qua.

Trong tổng hòa các tác động trên, chênh lệch lãi suất VND với USD là một lợi ích chính yếu.

Cuối 2018 và cho đến cuối tháng 1/2019, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng lên. Như ở lãi suất qua đêm, phiên 30/1 đã ghi nhận chính thức vượt mốc 5%/năm, hơn gấp đôi so với lãi suất USD trên cùng thị trường.

Trên thị trường huy động giữa ngân hàng thương mại với dân cư và doanh nghiệp, lãi suất VND cũng có xu hướng tăng lên; những mức 8,5-8,7%/năm đã xuất hiện nhiều hơn, ở các kỳ hạn dài hoặc qua chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài.

Lãi suất gắn với lợi ích người nắm giữ đồng tiền. Năm 2018, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã buộc phải tăng lãi suất đồng thời với phá giá đồng nội tệ để ứng xử với vấn đề tỷ giá và dòng vốn ngoại đảo chiều…

Với Việt Nam, cụ thể gắn với lựa chọn trong dân cư, lãi suất VND lên cao như trên, trong khi lãi suất huy động USD vẫn 0%, cùng mức độ thay đổi của tỷ giá USD/VND vào khoảng 2,5-3%/năm, cũng là mức độ kỳ vọng thay đổi năm nay, rõ ràng việc nắm VND có lợi hơn nhiều lần.

So sánh lợi ích trên kích thích chuyển đổi. Nó cũng góp phần giải thích vì sao dòng chảy ngoại tệ giai đoạn cuối 2016 đến nay lớn như vậy, lớn hơn nhiều so với mức độ thặng dư của cán cân tổng thể…

Như trên, diễn biến và dòng chảy liên quan dường như đang lặp lại những gì đã thể hiện vào đầu 2018. Nhưng đã có một thay đổi lớn.

Đầu 2018, thị trường và lựa chọn của dân cư mới bắt đầu "làm quen" với lộ trình tăng lãi suất dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đến giữa 2018, lộ trình đó thực tế luôn với "quan điểm diều hâu" của FED khi dồn dập các lần tăng. Nó tạo thêm kỳ vọng, và đây là một trong những điểm chính tác động đến các dòng chảy và tỷ giá trên thị trường Việt Nam.

Nhưng, thay đổi lớn lúc này đang định hình. Ngày 30/1, FED phát tín hiệu tạm dừng nâng lãi suất. Thậm chí, với những ý tứ cơ quan này đưa ra, giới phân tích quốc tế đã có nhận định chu kỳ tăng lãi suất của FED đã hoàn tất, và không những thế còn mở ra cánh cửa cho việc giảm lãi suất trong trường hợp cần thiết.

Kỳ vọng và tác động thực đến nay đã khác so với năm 2018. Trong khi đó, tại Việt Nam, chênh lệch lãi suất VND với USD khá lớn, như trên. Vậy nên, quy mô mua ròng hơn 4 tỷ USD mà Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện có thể chưa dừng lại.

Nhưng mua ròng ngoại tệ và gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia không hẳn là mục tiêu hàng đầu, trong thực tế Ngân hàng Nhà nước đang cùng lúc phải thực hiện đa mục tiêu. Mà nổi bật hiện này còn là bình ổn lãi suất.

Việc mua vào hơn 4 tỷ USD nói trên đồng nghĩa lượng tiền VND đối ứng đưa ra khá lớn, đi cùng còn là độ nở của tiền. Nguồn này có tác dụng góp phần cân đối nhu cầu thị trường ở mùa cao điểm thanh toán, chi trả cận Tết Nguyên đán, song song với hỗ trợ nguồn qua kênh cầm cố với số dư lưu hành đã lên khá cao.

Mùa cao điểm chỉ còn tính từng ngày, sắp qua. Và như diễn biến chung của nhiều năm qua, cứ sau Tết Nguyên đán, nguồn tiền lại nhanh chóng chảy trở về hệ thống ngân hàng, nhất là năm nay lãi suất VND đang ở mức hấp dẫn trong khi các kênh chứng khoán, vàng… kém sôi động và thiếu sóng.

Với chính hệ thống ngân hàng, năm nay chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu cũng đã siết lại, chỉ với 14%. Đầu ra hẹp hơn cũng góp phần hạn chế lãi suất đầu vào.

Và như trên, với thông điệp tươi mới của FED, tác động từ bên kia bán cầu không còn dồn ép như trong 2018.

Thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài. Khi mở cửa trở lại, sau những chuyển động và những tác động trên, điểm chờ đợi có ở khả năng lãi suất VND sẽ từng bước hạ nhiệt. Việc các ngân hàng thương mại nhà nước lớn đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND vừa qua cũng không hẳn là việt vị.

MINH ĐỨC

VNECONOMY

 





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều người vội vã hủy thẻ tín dụng sau vụ vay 8,5 triệu 'ôm nợ' 8,8 tỷ đồng

Sau vụ việc một người ở Quảng Ninh vay 8,5 triệu đồng, 11 năm sau ngân hàng gửi công văn báo nợ 8,8 tỷ đồng, nhiều người ở TPHCM lo ngại xảy ra trường hợp tương tự...

Tổ chức tín dụng sẽ phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần từ 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức...

Ngân hàng còn phải cạnh tranh cả chính sách cho vay

Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay khốc liệt, cho nên các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất mà còn phải cạnh tranh về chính sách cho vay.

Công khai lãi suất cho vay bình quân và cuộc đua tín dụng

Việc công bố lãi suất cho vay bình quân có thể sẽ trở thành một công cụ quan trọng để các ngân hàng cạnh tranh thu hút khách hàng tín dụng trong giai đoạn tới, nhất...

Vì sao vay ngân hàng trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan?

Dư luận xã hội đang quan tâm về việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến ban hành quy định người vay trên 100 triệu đồng phải cung cấp thông tin người liên quan.

Đồng USD tăng giá trở lại

Tuần qua (11-15/03/2024), giá USD bật tăng mạnh trên thị trường quốc tế do nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Mỹ sau khi dữ liệu lạm phát cho thấy...

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Thông tin, tư vấn và tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng có vai trò quan trọng các ngân hàng thương mại (NHTM...

Đề xuất gói vay 30 tỷ đồng với lãi suất cố định 4.8% cho người mua nhà ở xã hội

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tổ chức sáng 16/03, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) đã đề xuất...

Cho vay nhà ở xã hội bị hạn chế lãi suất sinh lời nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Đó là chia sẻ của ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, CTG) tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã...

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5.79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98