Năm Hợi nói chuyện doanh nghiệp niêm yết nuôi Heo

15/02/2019 13:00
15-02-2019 13:00:00+07:00

Năm Hợi nói chuyện doanh nghiệp niêm yết nuôi Heo

Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi 2019, cùng Vietstock điểm lại tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến con Heo như thế nào trong thời gian qua và cả những định hướng sắp tới.

Tính chung trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến heo. Trong đó chỉ riêng HPG khá trái ngược khi ngành nghề kinh doanh chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn thu lại đến từ sản phẩm thép, còn lại như MSN, VSN, DBC, PSL, VLC hay MLS dù có là ngành nghề phụ thì vẫn là một nhánh trong cấu trúc có liên quan và bổ trợ cho nhau trong hoạt động.

Còn trên sàn chứng khoán, MSN vẫn là cổ phiếu sáng giá nhất với mức đóng cửa phiên cuối cùng của năm Mậu Tuất để làm giá tham chiếu cho phiên đầu tiên của năm Kỷ Hợi tại 78,400 đồng/cp, á quân thuộc về VSN với 40,000 đồng/cp, còn lại HPG, DBC, PSL, VLC, MLS đều theo khá sát với nhau khi quanh vùng 18,000-27,000 đồng/cp.

Giá cổ phiếu các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có hoạt động chăn nuôi heo

Masan với tham vọng trở thành công ty dẫn đầu thị trường thịt Heo

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) là doanh nghiệp đang mạnh tay đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi cũng như chế biến thịt heo. Gần đây nhất, cuối tháng 12/2018, công ty con của Masan là Masan Nutri-Science (MNS) đã chính thức đưa thêm nhà máy chế biến thịt heo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nam vào hoạt động. Tổ hợp này có tổng số vốn đầu tư 1,000 tỷ đồng với công suất khoảng 1.4 triệu con heo/năm, tương đương 140,000 tấn thịt heo/năm.

Về nguồn nguyên liệu, MNS đang vận hành trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An với công suất cho ra 230,000 heo thịt/năm, tổng mức đầu tư trên 1,400 tỷ đồng trên tổng diện tích gần 200 ha. Ngoài ra, hiện Masan vận hành 12 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc với tổng công suất đến cuối năm 2018 đạt hơn 3 triệu tấn/năm. Những bước đi này cho thấy Masan đang có tham vọng kiểm soát nguồn cung thịt heo trên thị trường trong tương lai.

Mạnh tay đầu tư là vậy, song trong năm 2018, doanh thu thuần từ thịt chế biến của MSN lại giảm 4.8% do ảnh hưởng của giá heo. Tuy nhiên, Ban điều hành Masan dự báo năm 2019, thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ tăng 10-15%, trong bối cảnh hộ chăn nuôi tái đàn sau khi giá heo đã đi vào chu kỳ ổn định ở mức 45,000 đồng/kg trong 2 quý cuối năm 2018. Với nhận định lạc quan đó, MNS đặt mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường thịt heo trị giá 10.2 tỷ USD trong dài hạn.

Việc vừa tung ra sản phẩm thịt heo sạch MeatDeli và mục tiêu đến cuối năm 2019 sẽ chiếm 5-10% thị phần tại Hà Nội, đang dần cho thấy từng bước chinh phục thị trường trong từng phân khúc sản phẩm của Masan. Từ đó, năm nay MNS dự kiến mảng thịt sẽ đóng góp 5-10% doanh thu thuần, với lãi ròng 30-70 tỷ đồng (do các khoản đầu tư ban đầu lớn); còn mảnh ghép bổ trợ là thức ăn chăn nuôi sẽ có mức tăng từ 10-15%. Như vậy, bức tranh tổng thể mà Masan đưa ra trong năm 2019 sẽ là mức tăng 18-30% trong doanh thu thuần và 44-58% về lợi nhuận sau thuế.

Tình hình kinh doanh của MSN trong những năm gần đây

Vissan cũng đang ráo riết cải tổ

Trong khi Masan vừa tung ra sản phẩm thịt heo sạch chất lượng cao tại Hà Nội thì CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, UPCoM: VSN) cũng cho ra mắt cửa hàng thực phẩm cao cấp Vissan Premium tại TPHCM. Điểm nổi bật cửa hàng này là cung cấp đến người tiêu dùng thịt heo thảo mộc không kháng sinh được nuôi tại trại của Vissan ở Bình Thuận.

Về tình hình hoạt động trong năm 2018, Vissan thu về gần 4,440 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14% so năm 2017. Lãi ròng của Công ty ghi nhận 138 tỷ đồng, tăng 6% so năm 2017 và suýt soát kế hoạch năm. Có vẻ như Vissan cũng đang khá chật vật với hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh rất cao trên thị trường hiện nay khi mà tỷ suất lãi gộp biên đang đi xuống. Và đặc biệt, hồi tháng 4/2018, lãnh đạo Vissan cho biết đã phải đóng hơn 60 cửa hàng giới thiệu sản phẩm do hoạt động không hiệu quả, hiện chỉ còn khoảng 40 cửa hàng.

Vissan tiền thân là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), chính thức đi vào hoạt động năm 1970. Hiện cổ đông lớn của Vissan gồm Satra (67.76%) và CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế - Anco (24.94%). Hiện Vissan có 10 chi nhánh tại Việt Nam và 1 văn phòng đại diện tại Campuchia.

Dabaco - Chuỗi giá trị khu vực phía Bắc

Mặc dù CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, HNX: DBC) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1996 với lĩnh vực hoạt động chính là thuần nông nghiệp, tuy nhiên gần đây Công ty này còn tham gia vào đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản. Dù vậy, đến nay Dabaco đã thành công trong việc phát triển cả chuỗi giá trị tương tự như Masan, từ sản xuất con giống đến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt, tất nhiên không riêng heo mà còn có gà.

Để hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi này, Dabaco có trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống gia súc gia cầm và Trung tâm chẩn đoán thú y. Còn vấn đề tiêu thụ, Dabaco cũng xây dựng và phát triển chuỗi hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các cửa hàng tiện ích… 

Tình hình hoạt động kinh doanh 2018, Dabaco ghi nhận 6,983 tỷ đồng tổng doanh thu, trong đó mảng thức ăn gia súc đóng góp chính yếu với 3,312 tỷ đồng, gia công chế biến thực phẩm 1,604 tỷ đồng và con giống chiếm 818 tỷ đồng… Lợi nhuận sau thuế 360 tỷ đồng, tăng khá so mức 200 tỷ của năm 2018. Theo Dabaco, từ quý 4/2018, ngành chăn nuôi tiếp tục giữ được đã hồi phục và phát triển ổn định, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi heo, từ đó thúc đẩy lợi nhuận mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng khá.

Tình hình kinh doanh của DBC trong những năm qua

Với tình hình đó, năm 2019, Dabaco đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 10,401 tỷ đồng, tăng gần 40% so thực hiện năm 2018. Nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ lên mức 356 tỷ đồng, trong đó, 306 tỷ đồng là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và 50 tỷ đồng còn lại từ các lĩnh vực khác.

Ngoài thép, Hòa Phát cũng có tham vọng trong lĩnh vực nông nghiệp

Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) chính thức tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp từ đầu năm 2015 bằng việc thành lập công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên công suất 300,000 tấn/năm tại Hưng Yên. Đến nay, HPG đã có thêm nhà máy Thức ăn Chăn nuôi tại Đồng Nai cũng với công suất trên, nâng công suất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát lên 600,000 tấn/năm.

Cũng trong mảng nông nghiệp, Hòa Phát có CTCP Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát (vốn 300 tỷ đồng) hiện đang tập trung vào lĩnh vực nuôi heo nái, heo thịt tại một số địa phương như Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước.

Sau 3 năm đầu tư, tổng số tiền Hòa Phát đã rót vào mảng nông là hơn 3,000 tỷ đồng, bước đầu ghi nhận những thành quả khi mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi đi vào ổn định. Điển hình như doanh thu năm 2018 của mảng hoạt động này đạt mức tăng trưởng hơn 40% so năm 2017, tương ứng đạt hơn 4,300 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của HPG trong thời gian gần đây

Về tầm nhìn dài hạn, HPG cho biết sẽ ưu tiên nguồn lực cho ngành nghề kinh doanh mới này trong những năm tới với mục tiêu đến năm 2021 đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và phát triển đàn lợn đạt 450,000 con, 75,000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

Chiếu dưới hoạt động như thế nào?

Ngoài những “ông lớn” trong ngành ra thì trên sàn UPCoM còn có doanh nghiệp nuôi heo như VLC, MLS và PSL.

Sau 20 năm ra đời, Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam (Vilico, UPCoM: VLC), hiện là một thành viên của CTCP GTNFoods (HOSE: GTN), đang có hệ thống gồm 2 công ty con, 13 công ty liên kết và 5 công ty có góp vốn. Tuy nhiên, Vilico lại được biết đến nhiều hơn trong ngành hàng bò sữa với nhãn hiệu sữa Mộc Châu, còn hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn giống khá mờ nhạt và chiếm rất ít trong cơ cấu doanh thu. Hiện Vilico có trại heo giống ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được lai tạo từ heo bố, mẹ nhập khẩu ở Mỹ và Canada. Mỗi năm Vilico bán ra thị trường 50,000 con heo giống chất lượng cao.

Về tình hình kinh doanh năm 2018, doanh thu của Vilico đạt 2,545 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước; lãi ròng gần 120 tỷ đồng, tăng khoảng 46%. So với kế hoạch năm 2018 đề ra, doanh thu của Công ty thực hiện được 91% kế hoạch, tuy nhiên, lãi ròng vượt hơn 4%.

CTCP Chăn nuôi - Mitraco (UPCoM: MLS) bắt đầu nuôi 471 con heo giống nhận từ Thái Lan từ năm 2005 sau 1 năm thành lập. Vốn điều lệ ban đầu của Mitraco là 18 tỷ đồng, sau 2 lần tăng vốn, hiện Công ty có vốn 40 tỷ đồng. Tại thời điểm 2016, cổ đông lớn của Mitraco chính là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (51.28%) và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (31.5%).

Đến nay, Mitraco đã có 2 trung tâm chăn nuôi heo và còn kết hợp với nông dân chăn nuôi nái gia công. Năm qua, sản phẩm lợn giống hậu bị cấp bố mẹ của Mitraco không đủ cung cấp cho thị trường do Công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp con giống hậu bị với Tập đoàn Tân Long với số lượng 2,400 con.

Hiện Mitraco chưa công bố báo cáo tài chính quý cuối cùng của năm 2018 nhưng theo kết quả của 3 quý đầu năm 2018 thì tình hình sản xuất kinh doanh có vẻ ổn hơn so với mức thua lỗ nặng năm 2017 với gần 46 tỷ đồng.

CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (UPCoM: PSL) trong giai đoạn 2010-2016 hoạt động kinh doanh khá ổn định, song có lẽ cũng bị ảnh hưởng của đợt giá heo giảm mạnh nên năm 2017 Công ty bất ngờ báo lỗ gần 18 tỷ đồng. Còn tình hình năm 2018 vẫn chưa được tiết lộ, song theo thông tin gần nhất của là Công ty đã điều chỉnh kế hoạch năm 2018 với tổng doanh thu 152 tỷ đồng và lãi trước thuế 6 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở mức 3.49%, nghĩa là khả quan hơn so với năm 2017.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lợi nhuận Nam Tân Uyên đi lùi 18% trong quý 1

CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần gần 57 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ; trong khi lãi sau thuế giảm...

ĐHĐCĐ DXG: Muốn huy động gần 3.5 ngàn tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu

Sáng ngày 19/04, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) đủ điều kiện tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 trực tuyến với tỷ lệ tham dự 51.4% vào thời điểm khai mạc đại hội.

Hưng Thịnh Phát năm 2023 kinh doanh "bùng lỗ" nhưng nợ "bùng nổ" 

Theo bản công bố định kỳ về tình hình tài chính, CTCP Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát (gọi tắt là Hưng Thịnh Phát) lỗ gần 1,043 tỷ đồng trong năm 2023, trong...

ĐHĐCĐ MB: Gần 1,200 cổ đông tham dự, được "lì xì" nóng 

Sáng 19/04, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án chi trả cổ tức, tăng vốn điều...

Một công ty bất động sản khu công nghiệp báo lãi quý 1 gấp gần 19 lần cùng kỳ

Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Á (UPCoM: VAB) giúp CCI đạt lãi ròng gần 12 tỷ đồng trong quý 1/2024, gấp 18.7 lần cùng kỳ...

Bamboo Capital (BCG): Quý 1/2024 lợi nhuận tăng hơn 10 lần, doanh thu gần ngàn tỷ

Ngày 15/04/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với nhiều điểm sáng. Kết thúc quý 1/2024, BCG ghi...

Lãi ròng Long Hậu đi lùi 32% trong quý đầu năm

Khoản thu từ mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu của CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) sụt giảm mạnh là lý do chính khiến lợi nhuận...

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98