Nỗi niềm thương hiệu Việt

22/02/2019 11:00
22-02-2019 11:00:00+07:00

Nỗi niềm thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt có nguy cơ biến mất khi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch Thai Beverage (ThaiBev), mua 53,6% vốn điều lệ của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cùng hàng loạt động thái khác đang khiến nhiều người nuối tiếc thương hiệu bia Sài Gòn vốn in đậm trong tâm thức người tiêu dùng.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (DN) thuộc Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, phân tích rằng việc bán cổ phần cùng bán thương hiệu là hợp đồng kinh tế giữa chủ DN với nhà đầu tư. Trong đó có nhiều điều khoản liên quan thương hiệu, quyền của cổ đông sáng lập (tức quyền của nhà nước trong tình huống bán vốn DN nhà nước), giá bán… Như vậy, vấn đề giữ thương hiệu hay không hoàn toàn có thể được thương thảo trong quá trình xây dựng hợp đồng. Tất nhiên, việc này phải đặt ra từ đầu chứ không phải chuyện đã rồi mới nghĩ đến.

Ông Trung cũng góp ý với những DN như Sabeco, nhà nước cần lấy ý kiến và xây dựng phương án giữ gìn thương hiệu. Phương án phải được phản ánh trong hợp đồng mua bán, thể hiện rõ nhất qua quy định bảo vệ quyền lực của cổ đông sáng lập. Không nhất thiết phải nắm giữ sở hữu lớn thì mới có quyền phủ quyết về vấn đề thương hiệu. Nhiều trường hợp qua thỏa thuận, bên sáng lập thương hiệu không còn giữ dù 1% cổ phần nhưng trong khoảng thời gian nhất định, có thể 10-20 năm, chủ đầu tư mới không được phép thay đổi thương hiệu. Những việc này hoàn toàn có thể đạt được qua thỏa thuận từ đầu.

Ông Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển thuộc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng những thương hiệu tầm quốc gia, thương hiệu đi vào tâm thức của người Việt... thì cần có bộ phận thẩm định, bàn thảo để quyết định bán bao nhiêu phần trăm cổ phần, thỏa thuận giữ thương hiệu thế nào, bảo vệ quyền lợi của cổ đông sáng lập, của người lao động ra sao…

Thương hiệu Bia Sài Gòn từng được người tiêu dùng Việt Nam mến mộ. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo chuyên gia thương hiệu Nguyễn Phi Vân, chuẩn bị nội lực cho DN như thế nào để trụ vững trong bối cảnh cạnh tranh là rất khó. Có khoảng 10%-20% DN tự xây dựng nội lực, thương hiệu để vươn xa; khoảng 80% còn lại không trụ được trên thị trường và phải biến mất hoặc tìm người mua lại công ty. Người mua lại DN trong nước, dù là nội địa hay quốc tế, cũng sẽ cho DN nền tảng để bước tiếp, còn nếu phải rời thị trường thì không còn ý nghĩa.

Các chuyên gia cho rằng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt buộc DN phải lựa chọn giữa bán thương hiệu cho nước ngoài để tồn tại hoặc tiếp tục cầm cự rồi có thể biến mất, phá sản. Bán DN để lập DN khác hoặc bán xong đối tác vẫn tiếp tục duy trì, phát triển thương hiệu là một sự lựa chọn. Quan trọng lúc này là cơ quan nhà nước cần có chính sách đồng hành, hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp DN tồn tại, phát triển trên thị trường.

Theo bà Nguyễn Phi Vân, ở tầm quốc gia, cần có chiến lược để các đại gia lớn trong ngành mua lại hoặc có các quỹ đầu tư của nhà nước mua lại thương hiệu Việt tốt. Những thương vụ mua bán, sáp nhập sẽ tiếp tục bùng nổ theo xu hướng DN không cạnh tranh được sẽ phải bán lại. Hiện rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua lại DN Việt để từ đó xây dựng công ty lớn mạnh hơn trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhấn mạnh: "Nếu thương hiệu tốt thì DN nhà nước hay tư nhân cũng đều bán được giá. Khi thương hiệu đã tốt, đã in sâu vào tâm thức người tiêu dùng thì nhà đầu tư không "dại" gì bỏ thương hiệu đó để lập một tên khác không ai biết tới". Do đó, theo ông Ánh, không cần thiết phải "tiếc nuối" hay "giữ gìn" thương hiệu Việt mà quan trọng là xây dựng, bồi đắp được nhiều thương hiệu mạnh. Khi đó, chính thị trường sẽ giúp thương hiệu tồn tại. 

Phải tôn trọng thị trường

Nhiều chuyên gia kinh tế lưu ý rằng mọi thỏa thuận phải dựa trên nhu cầu thị trường, tôn trọng thị trường và hài hòa lợi ích các bên. Cần nhìn tích cực hơn, lạc quan hơn, có tính thị trường hơn. Bản thân một DN không thay đổi sở hữu thì vẫn có khả năng thay đổi sản phẩm, thương hiệu sau nhiều năm chứ không thể kỳ vọng giữ được mãi.

Hoài Dương - Linh Anh

NGƯỜI LAO ĐỘNG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98