Tình trạng sách nhiễu doanh nghiệp, người dân vẫn gây nhức nhối

22/02/2019 10:07
22-02-2019 10:07:16+07:00

Tình trạng sách nhiễu doanh nghiệp, người dân vẫn gây nhức nhối

Làm việc với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chiều 21.2, Thủ tướng nhấn mạnh trực tuyến liên thông thì phải để cán bộ giải quyết ít gặp người dân, doanh nghiệp càng tốt. Như vậy mới hạn chế sách nhiễu, tham nhũng.

Thủ tướng yêu cầu cán bộ ngành thuế, hải quan hạn chế làm thủ tục trực tiếp với người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Thắng

Theo Thủ tướng, trong công tác cải cách hành chính còn tồn tại không ít hạn chế. Cụ thể, chất lượng văn bản trong một số vấn đề còn kém, chậm sửa đổi. Điển hình, theo Bộ Tư pháp báo cáo có gần 400 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó cho doanh nghiệp (DN), còn tình trạng cắt giấy phép mẹ lại “đẻ” giấy phép con, sách nhiễu DN, người dân... vẫn gây nhức nhối trong xã hội. “Đó cũng là nguyên nhân của sự nhũng nhiễu, tham nhũng vặt. Phải khắc phục cho được tình trạng này và Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã có ý kiến”, Thủ tướng nói.

“Đừng hẹn đi, hẹn lại”

Đáng chú ý, theo Thủ tướng, việc thủ tục hành chính liên thông còn bất cập; dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 chưa phổ cập; xây dựng chính phủ điện tử còn chậm; chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các bộ còn hạn chế nên thủ tục kéo dài.

Nhấn mạnh tinh thần phải bứt phá về cải cách thủ tục hành chính trong năm 2019, Thủ tướng cho rằng báo cáo của ban chỉ đạo chưa làm rõ giải pháp. Thủ tướng yêu cầu tất cả ngành, địa phương phải có phương án cắt giảm giấy phép, thủ tục; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng hoàn thiện thể chế; rút ngắn thời gian trong tiếp nhận giải quyết tốt hồ sơ; nâng cao chất lượng “1 cửa” và “1 cửa liên thông”.

“Đừng hẹn đi hẹn lại, cần công khai thời gian giải quyết. Trực tuyến liên thông thì phải để cán bộ giải quyết ít gặp người dân, doanh nghiệp càng tốt. Như vậy mới hạn chế sách nhiễu, tham nhũng”, Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu ngành thuế, hải quan cần tiên phong trong vấn đề này.

“Đừng bắt dân chứng minh các giấy tờ đã được nhà nước cấp”

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng nhận xét, số lượng dịch vụ công cấp độ 3 - 4 đã khá nhiều nhưng thực tế số hồ sơ phát sinh không nhiều.

“Vì nộp hồ sơ online liên quan nhiều ngành, nên các cơ quan công quyền thường yêu cầu rất nhiều, đa số là yêu cầu bản gốc. Nên quy định người dân không cần chứng minh cái gì cơ quan nhà nước đã cấp, vì thực chất các cơ quan nhà nước phải liên thông với nhau”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, các bộ ngành đang chậm trong xây dựng cơ sở dữ liệu; việc liên thông, dùng chung lại càng hạn chế. Điều này khiến người dân chưa có lòng tin, thói quen với dịch vụ công trực tuyến.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cũng than phiền áp dụng các phần mềm để liên thông trong dịch vụ công còn gặp trục trặc. Ông Tuấn dẫn chứng bộ này đã giao một đầu mối kiểm tra chuyên ngành với 6 ngành hàng, nhưng mới đây phần mềm của một đơn vị viễn thông cung cấp lại trục trặc và nhà mạng cho biết nếu thay thế phần mềm phải mất đến nửa năm. “Chúng tôi rất ngại, vì đang thực hiện mà dừng thì DN phản ứng”, ông Tuấn nói.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính cho hay dù có nhiều thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 - 4; thực hiện nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích nhưng số thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ còn thấp. Tỷ lệ này ở bộ, ngành T.Ư chỉ đạt khoảng 33,4%. Ở địa phương bình quân mới đạt 10,78%.

Vẫn còn tồn tại tình trạng người dân, DN phải đến bộ phận “1 cửa” để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hoặc đã nộp trực tuyến nhưng không được hẹn thời gian giải quyết, không được cấp mã số để tra cứu.

Chí Hiếu

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98