An Phát tham vọng số 1 công nghiệp nhựa hỗ trợ

29/03/2019 10:30
29-03-2019 10:30:00+07:00

An Phát tham vọng số 1 công nghiệp nhựa hỗ trợ

An Trung - công ty thành viên của An Phát Holdings (APH), vừa trở thành nhà cung cấp (vendor) cho một tập đoàn sản xuất điện thoại di động quy mô toàn cầu. Theo ông Đinh Xuân Cường, Tổng Giám đốc APH, vì lý do bảo mật thông tin, APH chưa thể tiết lộ danh tính đối tác. Tuy nhiên, nhiều khả năng đó là đối tác đến từ Hàn Quốc.

Nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI

APH thường có duyên với các Hàn Quốc. Cách đây gần 2 năm, Công ty Chứng khoán Samsung, thuộc Tập đoàn Samsung, từng giới thiệu về cơ hội đầu tư vào CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (HOSE: AAA) – công ty thành viên của APH trước hơn 300 nhà đầu tư tại Hàn Quốc. Mới đây vào tháng 2/2018, Valuesystem - một quỹ đầu tư Hàn Quốc đã rót 15.6 triệu USD, tương đương 353 tỷ đồng vào APH.

Từ đó đến nay, APH đã đầu tư mạnh mẽ vào mảng nhựa, nhất là nhựa kỹ thuật cao. Có thể thấy, APH đã chi hơn 750 tỷ đồng để mua lại Khu Công nghiệp Việt Hòa - Kenmark rộng 46 ha và chuyển đổi khu công nghiệp này thành tổ hợp An Phát Complex. Đây là nơi nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Dự kiến An Phát Complex sẽ góp phần đáng kể cho mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Cường cho biết để lọt vào mắt xanh của đối tác mới ký kết cũng như 9 khách hàng hiện tại, An Trung đã phải trải qua quá trình hoàn thiện thiết kế, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc, tuyển dụng nhân sự, đào tạo, sản xuất sản phẩm mẫu, kiểm tra đánh giá, phê duyệt... theo các tiêu chuẩn đưa ra từ đối tác. An Trung phải thỏa mãn các tiêu chí cốt lõi như chất lượng, giá cả, thời gian thì mới được đối tác chọn lựa.

An Trung tự tin trở thành nhà cung cấp linh kiện nhựa kỹ thuật cho các hãng sản xuất lớn. Trong đó, lĩnh vực điện - điện tử đã và sẽ là thế mạnh. Trước mắt, An Trung đã đầu tư nhà máy với 42 dây chuyền, 100% máy móc thiết bị đều được nhập từ Nhật, Hàn Quốc. Ông Cường cho biết, với hoạt động các đầu tư này, nhà máy của An Trung đều đạt các tiêu chuẩn cao nhất về ISO, tỉ lệ lỗi... An Trung đã có thể đạt tới năng lực sản xuất tương tự như ở Nhật, Hàn Quốc, Mexico.

Trong thời gian tới, lãnh đạo An Trung cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, dự kiến mở thêm phân xưởng sơn và mạ để có thể mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Mảng linh kiện nhựa kỹ thuật sẽ vẫn là mảng cốt lõi của An Trung nói riêng và APH nói chung.

Tổ hợp An Phát Complex

Tham vọng số 1 công nghiệp nhựa hỗ trợ

Với những đòi hỏi khắt khe, lâu nay ngành công nghiệp phụ trợ là cửa hẹp đối với nhiều công ty Việt Nam. Tính đến cuối năm 2017, theo thông tin từ Samsung, trong hệ thống 200 vendor của Samsung tại Việt Nam, số doanh nghiệp Việt chiếm 29 đơn vị như An Phú Việt, Bắc Việt, Tiến Thành, Nhật Minh, Minh Mẫn, Vinavit...

Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam và muốn mở rộng hệ thống vendor trong nước cho chiến lược tăng tỉ lệ nội địa hóa, tăng sức cạnh tranh. Họ sẵn lòng lên các chương trình hướng dẫn và có lộ trình để doanh nghiệp Việt thích nghi, thỏa mãn dần các tiêu chí.

Các hoạt động này là một phần trong định hướng của Chính phủ làm sao đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ đáp ứng được 70% nhu cầu sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Với mục tiêu này, các chính sách liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ hứa hẹn sẽ càng thuận lợi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt đầu tư lĩnh vực này. Dự kiến vào năm 2020, sẽ có khoảng 1,000 doanh nghiệp đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia. Con số này đến năm 2030 ước khoảng 2,000 công ty.

Các doanh nghiệp có nhiều động lực để nhảy vào ngành công nghiệp phụ trợ. Bởi một khi trở thành vendor, các công ty sẽ có thêm cơ hội nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất theo các chuẩn mực quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy mạnh thương hiệu, gia tăng vị thế công ty và mở rộng khách hàng.

Tuy nhiên, như đề cập, tham gia công nghiệp phụ trợ là phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ khách hàng. Muốn vậy, như đại diện của một vendor cho Samsung tâm sự, các công ty phải có quỹ đất, vốn lớn, đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển.

Về phía APH đã sẵn sàng cho cuộc chơi lớn với ngành công nghiệp phụ trợ. Bởi ngoài An Trung, APH đã mua lại CTCP Nhựa Hà Nội (UPCoM: NHH). Đây là một trong những doanh nghiệp lớn trong mảng công nghiệp phụ trợ ngành nhựa, với các khách hàng như Toyota, Honda, Piaggio, VinFast... Theo ông Cường, An Trung và NHH sẽ là 2 đầu tàu của APH trong việc tham gia và phát triển mảng công nghiệp phụ trợ. Tương lai, APH sẽ tiếp tục M&A ngành nhựa nếu nhìn thấy cơ hội và gia tăng đầu tư.

FILI

 





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TVC lên kế hoạch kinh doanh đi lùi, đổi tên thành T-Corp, chi số tiền lớn mua bất động sản làm trụ sở chính

CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 14/06, thông qua nhiều nội dung quan trọng, như kế hoạch kinh...

Thay đổi môi trường kinh doanh tác động ra sao đến An Gia?

Trong quý 1/2025, nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật tác động đến tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là thị trường bất động sản nói riêng. An...

DNP Holding muốn mở công ty con tại Bà Rịa - Vũng Tàu

CTCP DNP Holding (HNX: DNP) thông qua nghị quyết về việc góp vốn thành lập công ty con đặt trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, DNP Holding sẽ góp 153 tỷ...

"Ông già" ngành giày Việt không còn chạy được nữa?

Một thời theo bước chân người Việt, Giầy Thượng Đình nay oằn mình trong thua lỗ, nợ xấu và bế tắc tài chính. Sự "hồi sinh" ngắn ngủi từ TikTok không cứu nổi thương...

Chủ mới của The Coffee House đặt mục tiêu lãi cao nhất 3 năm, dồn lực tái cấu trúc thay vì chia cổ tức

Dù kỳ vọng lãi gấp đôi trong năm 2025, CTCP Golden Gate - chủ sở hữu Manwah, Gogi và hàng loạt chuỗi ẩm thực lớn - tiếp tục không chia cổ tức năm thứ 3 liên tiếp...

Bộ Xây dựng chính thức cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Sun PhuQuoc Airways

Ngày 13/06, Bộ Xây dựng đã chính thức cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun...

Doanh nghiệp niêm yết liên tục dính vi phạm thuế, nhiều khoản truy thu tới hàng trăm triệu

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, nhiều doanh nghiệp như Bamepharm, Dugarco, SAGS… bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hành chính do vi phạm trong lĩnh vực thuế...

TNG tiếp cận gói tín dụng 1,200 tỷ từ BIDV giữa lúc mở rộng quy mô sản xuất

Động thái huy động vốn quy mô lớn từ BIDV diễn ra khi TNG đẩy mạnh kế hoạch mở rộng sản xuất, tuyển dụng 1,000 lao động mới và đón đầu các đơn hàng xuất khẩu đã kín...

VNZ muốn đổi tên thành Tập đoàn VNG, mục tiêu doanh thu 10.8 ngàn tỷ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2025, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) đặt kế hoạch tiếp tục nâng doanh thu và giảm lỗ so với năm trước. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp dự trình kế hoạch đổi...

Tôn Đông Á sẽ tập trung 75% vào thị trường nội địa, ước lãi 120 tỷ đồng sau 6 tháng

CTCP Tôn Đông Á (UPCoM: GDA) thông qua kế hoạch chuyển sàn sang HOSE và đồng thời tiếp tục kế hoạch đầu tư dự án Nhà máy 4 với công suất 1.2 triệu tấn/năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98